Kiểm nghiệm thực phẩm

Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm. Tư vấn Luật L&K xin cung cấp một số thông tin cần thiết về vấn đề kiểm nghiệm thực phẩm sau đây:

                                           Tư vấn Luật L&K – 0369 131 905

I. Căn cứ pháp lý

Luật An toàn thực phẩm 2010

II. Tại sao phải kiểm nghiệm?

  • Kiểm nghiệm thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng. Kiểm nghiệm thực phẩm là việc bắt buộc trong quá trình sản xuất.
  • Kiểm nghiệm nguyên liệu để đánh giá nguyên liệu đầu vào có đạt chỉ tiêu chất lượng không.
  • Kiểm nghiệm thành phẩm và bán thành phẩm nhằm khẳng định phương pháp sản xuất đã đạt tối ưu và đạt an toàn thực phẩm.
  • Ngoài ra kết quả kiểm nghiệm cũng thể hiện đặc điểm nổi trội của sản phẩm.
  • Trước khi tiến hành công bố nguyễn liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước đều phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ.

III. Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm thực phẩm

1. Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

–  Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

–   Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Việc kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định.

2. Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

–  Khách quan, chính xác;

–  Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật.

IV. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm

1. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

–  Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm;

–  Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;

–  Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

2. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm, thu phí kiểm nghiệm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm nghiệm do mình thực hiện.

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Tư vấn Luật L&K. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ đến Tư vấn Luật L&K theo hotline: 0369 131 905 hoặc email: [email protected]Tư vấn Luật L&K chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.

Có thể bạn tham khảo:

Chế độ kiểm thực ba bước đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Bán mứt tại nhà vào dịp Tết có cần xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không?

Thủ tục tự công bố thực phẩm

Tin liên quan