Chế độ kiểm thực ba bước đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Thực tế hiện nay, đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống phải có đầy đủ sổ sách ghi chép việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn thắc mắc về chế độ này. Chính vì vậy, thông qua bài viết, Tư vấn Luật L&K sẽ làm rõ hơn về chế độ kiểm thực ba bước đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

I. Căn cứ pháp lý

Quyết định 1246/QĐ-BYT  về việc ban hành “hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

II. Chế độ kiểm thực ba bước đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

1. Bước 1 : Kiểm tra trước khi chế biến thức ăn

Kiểm tra nguyên liệu thực phẩm trước khi nhập vào cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

+ Kiểm tra về chủng loại và giấy tờ đi kèm đối với mỗi loại sản phẩm (chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ, hợp đồng mua bán, hóa đơn và các giấy tờ khác có liên quan)

Đối với thực phẩm tươi sống, đông lạnh : tên thực phẩm, khối lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật; thông tin trên nhãn sản phẩm

Đối với thực phẩm đóng gói : tên hiệu, loại bao bì, hạn sử dụng

+ Kiểm tra, đánh giá tình trạng cảm quan về chất lượng, an toàn thực phẩm của từng loại thực phẩm nhập vào bao gồm màu sắc, mùi vị, tính nguyên vẹn của sản phẩm… và điều kiện bảo quản thực tế (nếu có yêu cầu ).

+ Khuyến khích kiểm tra một số chỉ tiêu về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với một số nguyên liệu thực phẩm bằng xét nghiệm nhanh.

Thực phẩm nhập vào để chế biến tại bếp ăn của cơ sở:

– Đối với thực phẩm nhập vào để chế biến ngay:  thực hiện như kiểm tra nguyên liệu thực phẩm trước khi nhập vào cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

– Đối với thực phẩm nhận từ kho của cơ sở: kiểm tra, đánh giá tình trạng cảm quan về chất lượng, an toàn thực phẩm của từng loại thực phẩm nhập vào bao gồm màu sắc, mùi vị, tính nguyên vẹn của sản phẩm… và điều kiện bảo quản thực tế (nếu có yêu cầu ).

2. Bước 2 : Kiểm tra trong quá trình chế biến thức ăn :

-Kiểm tra điều kiện vệ sinh tại cơ sở từ thời điểm bắt đầu sơ chế, chế biến cho đến khi thức ăn được chế biến xong:

+ Người tham gia chế biến: trang phục, mũ, găng tay, trang sức…

+ Trang thiết bị dụng cụ chế biến: sử dụng dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm sống và chín, nơi để thực phẩm chín và sống…

+ Vệ sinh khu vực chế biến và phụ trợ: sàn nhà, thoát nước, thùng rác…

– Đánh giá cảm quan món ăn sau khi chế biến: trong quá trình sơ chế, chế biến, nếu phát hiện nguyên liệu, thức ăn có biểu hiện khác lạ (màu sắc, mùi vị…) cần được kiểm tra, đánh giá và loại bỏ thực phẩm, thức ăn và ghi rõ biện pháp xử lý.

– Ghi chép ngày giờ bắt đầu và kết thúc chế biến của từng món ăn.

3. Bước 3: kiểm tra trước khi ăn

– Kiểm tra việc chia thức ăn, khu vực bày thức ăn

– Kiểm tra các món ăn đối chiếu với thực đơn bữa ăn.

– Kiểm tra vệ sinh bát, đĩa, dụng cụ ăn uống.

– Kiểm tra dụng cụ che đậy,

– Kiểm tra trang thiết bị phương tiện bảo quản thức ăn (đối với thực phẩm không ăn ngay; hoặc vận chuyển đi nơi khác).

– Đánh giá cảm quan về các món ăn. Trường hợp món ăn có dấu hiệu bất thường; hoặc mùi, vị lạ thì phải có biện pháp xử lý kịp thời và ghi chép cụ thể.

Ngoài ra, công ty cũng thực hiện các hoạt động như thành lập doanh nghiệp,  chia tách doanh nghiệpgiải thể doanh nghiệp, thiết lập hồ sơ thuế, đăng ký phương pháp thuế, kê khai thuế ban đầu, đặt in hóa đơn giá trị gia tăng;

Hỗ trợ kê khai thuế ban đầu; Dịch vụ kế toán thuế trọn gói;

Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0369.131.905 để nhận được sự tư vấn kịp thời và dịch vụ nhanh gọn, chính xác.

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Tin liên quan