Hướng dẫn xây dựng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong kinh doanh

Hướng dẫn xây dựng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong kinh doanh.

1. Các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP của Bộ công thương

Các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP của Bộ công thương dựa trên căn cứ pháp lý sau:

– Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

– Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;

– Nghị định số: 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

– Thông tư số: 279/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm;

Nội dung tham khảo thêm:

Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

Dịch vụ trọn gói xin Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm – Tư vấn Luật L&K

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An Toàn thực phẩm

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP bao gồm: Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương.

Trong đó:

– Bộ Y Tế: Chịu trách nhiệm quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất  hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng đóng chai, nước uống thiên nhiên, đóng chai, Thực phẩm chức năng, tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ vật liệu bao gói…

– Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

+ Chịu trách nhiệm quản lý ATTP đối với sản xuatasban đầu Nông  – lâm – thủy sản – muối bao gồm quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh lượm, khai thác và sản xuất.

+ Quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, rau củ quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối, gia vị, đường, chè cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều và các nông sản thực phẩm, dụng cụ bao gói, chứa đựng thực phẩm được phân công quản lý;

+ Quản lý đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản

– Bộ Công thương:

+ Chịu trách nhiệm quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý.

+ Quản lý đối với chợ, siêu thị, các cơ sở thuộc hệ thống phân phối hàng hóa thực phẩm.

– Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ 2 bộ trở lên. 

+ Bộ Y tế: Cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên trong đó có sản phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế.

+ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương.

+ Bộ Công thương cấp Giấy chứng nhận đói với cơ sở kinh doanh nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 Bộ trở lên (gồm cả chợ và siêu thị). trừ chợ đầu mối , đấu giá nông sản.

3. Quy trình cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Bước 1: Nộp hồ sơ và lệ phí;

Hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị;

– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh công ty hoặc hộ kinh doanh (có đăng ký ngành nghề thực phẩm)

– Bản thuyết minh cơ sở, trang bị dụng cụ đảm điều kiện sản xuất kinh doanh.

– Bản  sao Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm.

– Bản sao Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và nhân viên tiếp xúc với thực phẩm.

Lệ phí: Quy định tại Thông tư Số: 279/2016/TT-BTC

Cấp Giấy chứng nhận ATTP kinh doanh thực phẩm lần đầu: 1.000.000 VNĐ/ cơ sở/ lần thẩm định.

Cấp Giấy chứng nhận ATTP sản xuất thực phẩm lần đầu: 2.500.000 VNĐ/ cơ sở/ lần thẩm định.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ;

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở;

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận;

——————————————————————————————————————————————————————–

Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách. Ngoài ra, Tư vấn Luật L&K cung cấp các dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Các loại Giấy phép con. Tư vấn nội bộ, hợp đồng …. khi Quý khách hàng có nhu cầu.

Tư vấn Luật L&K  luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. 

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn kịp thời, dịch vụ nhanh gọn, chính xác!

CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Địa chỉ : 311 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại : 0983.621.859       Email: [email protected]

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Tin liên quan