Bán mứt tại nhà vào dịp Tết có cần xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không?

Câu hỏi: Mình muốn làm mứt và bán mứt tại nhà nhằm kiếm thêm thu nhập vào dịp Tết này. Không biết mình có cần phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không? Và nếu có thì thủ tục là gì?  Mong Luật sư giúp đỡ.

Tư vấn Luật L&K081 439 3779

I. Căn cứ pháp lý

–  Luật An toàn thực phẩm 2010

–  Nghị định 15/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật điều chỉnh tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

–  Công văn số: 3109/BCT-KHCN hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm

II. Luật sư tư vấn

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về hòm thư của Tư vấn Luật L&K. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

1. Có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho việc làm và bán mứt tại nhà không?

Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Mặt khác, ở khoản 8, 10 Điều 3 Nghị định này cũng quy định thêm:

“Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.”

Theo như quy định ở trên thì hình thức kinh doanh của bạn là cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, do đó, bạn không cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

Tuy nhiên, cơ sở của bạn vẫn cần đáp ứng một số điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo khoản 1 Điều 22 Luật An toàn thực phẩm như sau:

  • Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
  • Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Tư vấn Luật L&K. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ đến Tư vấn Luật L&K theo hotline: 081 439 3779 hoặc email: [email protected]Tư vấn Luật L&K chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.

Có thể bạn quan tâm:

Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt tại chợ truyền thống

Thủ tục tự công bố thực phẩm

CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC

 

 

 

 

 

Tin liên quan