Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội

Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều người lao động nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài muốn lao động hợp pháp ở Việt Nam phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài phải có trách nhiệm xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (gồm thủ tục cấp mới giấy phép lao động và thủ tục cấp lại giấy phép lao động), chỉ khi đó người nước ngoài mới được làm việc tại Việt Nam. Đáp ứng được nhu cầu đó, Luật Thành thái xin cung cấp cho quý khách những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài cư trú trên địa bàn Hà Nội như sau:

xin-cap-giay-phep-lao-dong-cho-nguoi-nuoc-ngoai-tai-ha-noi
Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội

I. Hồ sơ

1.Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (Mẫu số 6 kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế. Danh sách các cơ sở y tế thực hiện khám sức khỏe theo TT 14/2013/TT-BYT có yếu tố nước ngoài (phụ lục số 1)

3. Lý lịch tư pháp trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ (Trường họp người nước ngoài đã và đang cư trú tại Việt Nam phải có lý lịch tư pháp Việt Nam cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội theo quy định của pháp luật nơi cơ quan có thẩm quyền người nước ngoài cư trú cấp)

4. Bằng đại học hoặc bằng thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với vị trí công việc.

5. Hộ chiếu bản sao

6. Văn bản của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thông báo chấp thuận của UBND TP Hà Nội về việc sử dụng lao động nước ngoài.

7. 02  ảnh 4×6

Lưu ý: Các giấy tờ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam

II. Công việc Luật Thành thái thực hiện

1. Tư vấn các Quy định của Pháp luật về việc xin cấp giấy phép lao động

2. Soạn thảo các hồ sơ, biểu mẫu theo quy định của pháp luật về giải thể công ty. Chúng tôi sẽ linh động soạn hồ sơ theo loại hình kinh doanh mà quý công ty đang tiến hành giải thể cho phù hợp như: giải thể công ty cổ phần, giải thể công ty tnhh, giải thể công ty hợp danh hay công ty tư nhân.

3. Nộp hồ sơ giải thể tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội

4. Kiểm tra, theo dõi tiến trình; kịp thời thông báo cho Quý Công ty.

5. Nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động

III. Cơ sở pháp lý

1.Bộ Luật lao động năm 2012

2. Nghị định 102/2013/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/11/2013

3. Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013

Tin liên quan