Cấp lý lịch tư pháp cho công dân nước ngoài cư trú tại Hà Nội
Trong những năm vừa qua, Việt Nam không ngừng giao lưu, hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Cùng với đó, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống, làm việc và công tác ngày càng nhiều. Bởi lẽ đó mà nhu cầu xin cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân nước ngoài cư trú tại địa bàn Hà Nội ngày càng gia tăng. Việc cấp lý lịch tư pháp giúp cho Nhà nước quản lý tốt hơn số lượng người sinh sống trên địa bàn TP.Hà Nội, đồng thời giúp cho người nước ngoài thuận tiện hơn trong việc sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đó, Tư vấn Luật L&K xin cung cấp cho quý khách hàng toàn bộ những nội dung liên quan đến việc cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài trên địa bàn TP.Hà Nội như sau:
I. Cách thức thực hiện
1. Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp: Trong trường hợp này người nước ngoài đến trực tiếp cơ quan cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (Sở Tư pháp Hà Nội) để làm hồ sơ.
2. Người yêu cầu ủy quyền cho người khác thực hiện công việc: Trong trường hợp này, người nước ngoài không có điều kiện trực tiếp đến Sở Tư pháp Hà Nội có thể ủy quyền cho người nước khác đến Sở để kê khai lý lịch.
Chú ý: Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.
Nếu người được ủy quyền là cha, mẹ, con, vợ, chồng, của người ủy quyền, thì giấy ủy quyền được thay thế bằng giấy tờ chứng minh mối quan hệ.
II. Các bước thực hiện
Bước 1: Công dân thông tin vào đơn yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính (Bộ phận một cửa) – Sở Tư pháp Hà Nội
Bước 2: Cán bộ một cửa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ, cán bộ tiếp nhận và ghi phiếu hẹn trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ phải hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Bước 3: Bộ phận một cửa vào sổ tiếp nhận, chuyển hồ sơ tới Phòng Lý lịch Tư pháp để giải quyết theo quy định.
Bước 4: Phòng Lý lịch tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và tiến hành giải quyết theo quy định và chuyển kết quả sau khi giải quyết tới bộ phận một cửa đúng thời gian quy định
Trường hợp khi tiến hành giải quyết phát hiện hồ sơ cần tiến hành xác minh hoặc bổ sung hồ sơ thì Phòng Lý lịch tư pháp thông tin kịp thời tới bộ phận một cửa để thông báo hoặc hẹn lại thời gian giải quyết(nếu cần) cho công dân.
Bước 5: Bộ phận một cửa tiếp nhận kết quả từ Phòng Lý lịch tư pháp, vào sổ và trả kết quả cho công dân theo phiếu
III. Hồ sơ
1. Đối với trường hợp nộp trực tiếp
1.1. Tờ khai yêu cầu phiếu lí lịch tư pháp theo mẫu
1.2. Hộ chiếu và visa còn hiệu lực pháp luật
1.3. Thẻ thường trú hoặc tạm trú hoặc Sổ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú của Công an phường, xã, thị trấn
2. Đối với trường hợp ủy quyền thì cần nộp thêm giấy tờ sau:
2.1. Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
2.2. Hộ chiếu và Visa còn hiệu lực pháp luật
2.3. Thẻ thường trú hoặc tạm trú hoặc Sổ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú của Công an phường, xã, thị trấn .
2.4. Bản chính Văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật (được công chứng, chứng thực theo đúng quy định pháp luật)
Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng được thay thế bằng giấy tờ để chứng minh mối quan hệ (giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn; hộ khẩu gia đình….)
1. Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) của người được ủy quyền.
Chú ý: Các giấy tờ trong hồ sơ công dân có thể nộp bản photo không cần chứng thực nhưng cần mang theo bản chính để cán bộ đối chiếu.
IV. Điều kiện thực hiện
– Không được sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật , xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân
– Không được giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp
– Không được tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo Phiếu Lý lịch tư pháp.
– Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.
CHÚ Ý: Đối với trường hợp công dân nước ngoài đã rời Việt Nam mà có yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp trong thời gian cư trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia – Bộ Tư pháp
V. Công việc Luật Thành thái thực hiện
1. Tư vấn dịch vụ liên quan đến việc cấp lý lịch tư pháp
2. Soạn thảo hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp
3. Thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước
4. Nhận và trả kết quả (phiếu lý lịch tư pháp)
VI. Cơ sở pháp lý
1. Luật Lý lịch tư pháp 2009
2. Nghị định 111/2010/NĐ–CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp
3. Thông tư 13/2011/TT–BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
- Từ năm 2021, chính thức tăng tuổi nghỉ hưu đối với Người Lao Động
- Cách tính tiền thai sản chuẩn năm 2020
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế
- Khái quát về các trường hợp hoàn thuế và khấu trừ thuế trong thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Sử dụng hình ảnh của người khác trong quảng cáo có vi phạm pháp luật không?
- Ý nghĩa của việc quy định chính sách ưu đãi trong Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Sự khác nhau giữa Quảng cáo thương mại và Khuyến mại
- Mức giảm giá đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
- Hàng hóa dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại
- Mức phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015