Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ trong kinh doanh thực phẩm

Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ trong kinh doanh thực phẩm

Thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mỗi chúng ta. Vì vậy, khi kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện về VSANTP theo quy định. Sau đây, Tư vấn Luật L&K xin tư vấn cho bạn Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ trong kinh doanh thực phẩm:

1. Về trang thiết bị, dụng cụ bảo quản, trưng bày, vận chuyển sản phẩm

  • Có đủ giá, kệ bảo quản sản phẩm, phải được làm bằng vật liêu chắc chắn, hợp vệ sinh; bảo đảm đủ ánh sáng và che chắn an toàn. Kệ trưng bày sản phẩm phải sạch sẽ; không được gỉ sét, bẩn mốc và phải được vệ sinh thường xuyên.
  • Có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. Các thiết bị phù hợp với từng loại mặt hàng thực phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất và phải được bảo dưỡng, làm vệ sinh định kì. Một số tủ lạnh để bảo quản thực phẩm phải có đồng hồ báo nhiệt độ đi kèm trong tủ. Để giám sát được điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của địa điểm kinh doanh thực phẩm, cơ sở phải có nhật ký theo dõi nhiệt độ, độ ẩm. Nhật ký này phải được ghi theo thông số báo tại các thiết bị vào một thời gian nhất định hàng ngày.
  • Có quy định về quy trình vệ sinh đối với cơ sở; phải có bảng theo dõi vệ sinh hàng ngày của nhân viên làm vệ sinh tại cơ sở
  • Thiết bị vận chuyển sản phẩm phải được lau dọn thường xuyên; đối với những sản phẩm có tính đặc thù riêng phải có thiết bị vận chuyển chuyên dụng và đảm bảo vệ sinh ATTP.

2. Về dụng cụ rửa, sát trùng tay và trang bị bảo hộ

  • Phải có bồn rửa tay và sát trùng tay cho người lao động. Dụng cụ rửa và sát trùng tay phải được đặt ở vị trí thuận tiện cho việc sử dụng. Dụng cụ và hóa chất để rửa tay, sát trùng phải thuộc nhóm thiết bị, hóa chất được dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Trang bị bảo hộ cho người lao động phải thoáng mát, thấm mồ hôi và thoải mái khi sử dụng. Trang bị bảo hộ chỉ nên mặc trong quá trình làm việc, tiếp xúc với thực phẩm; không nên thay sẵn quần áo bảo hộ từ ở nhà hoặc mặc về nhà nhằm tránh việc nhiễm bụi, bẩn, dịch bệnh từ bên ngoài cơ sở qua quần áo bảo hộ.
  • Phải thường xuyên thay mới trang bị bảo hộ cho người lao động; tránh bị lây nhiễm vi khuẩn từ trang phục sang thực phẩm trong quá trình tiếp xúc với sản phẩm.

3. Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ và phương tiện phòng chống côn trùng, động vật gây hại

  • Sử dụng sản phẩm tẩy rửa; sát trùng dụng cụ kinh doanh; chứa đựng sản phẩm thực phẩm theo đúng quy định của Bộ Y tế.
  • Dụng cụ chứa đựng hóa chất tẩy rửa phải có hướng dẫn sử dụng phù hợp với đặc thù kỹ thuật; phải có dán nhãn ở ngoài sản phẩm để dễ nhận biết trong quá trình sử dụng.
  • Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại phải được lắp đặt để dễ tháo rời làm vệ sinh; không được gỉ sét; thiết bị bảo đảm hiệu quả phòng chống côn trùng, động vật gây hại.
  • Không được sử dụng thuốc hay hóa chất để diệt chuột và động vật gây hại. Không để dụng cụ như bình xịt côn trùng ở gần nơi trưng bày sản phẩm.
  • Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh phương tiện phòng chống côn trùng, động vật gây hại.

4. Về dụng cụ, thiết bị giám sát

  • Có thiết bị, dụng cụ nhằm bảo đảm giám sát được thường xuyên liên tục điều kiện bảo quản sản phẩm thực phẩm
  • Thiết bị dụng cụ giám sát bảo đảm độ chính xác; được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định

Trên đây, là tư vấn của Tư vấn Luật L&K về Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ trong kinh doanh thực phẩm

Ngoài ra, Tư vấn Luật L&K còn cung cấp các dịch vụ có liên quan như tư vấn thủ tục xin cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tư vấn mở siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện ích và tư vấn các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp…

Hãy liên hệ với chúng tôi theo SĐT: 0369.131.905 hoặc địa chỉ email: [email protected] để nhận được sự tư vấn kịp thời, dịch vụ nhanh gọn, chính xác.

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Tin liên quan