Yêu cầu đối với người trực tiếp kinh doanh thực phẩm
Đối với kinh doanh thực phẩm, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm cực kì quan trọng. Vậy, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm cần những điều kiện gì? Hãy để Tư vấn Luật L&K giúp bạn!
Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm cần phải đảm bảo các điều kiện về kiến thức ATTP; và yêu cầu về sức khỏe
Các bài viết có liên quan: Xin cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;Tư vấn mở siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện ích;Bán lẻ rượu, bán buôn thuốc lá
1. Yêu cầu về kiến thức an toàn thực phẩm
- Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn; và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.
- Các đơn vị được phép tổ chức các lớp tập huấn và cấp GCN cho học viên đã tham gia các lớp tập huấn gồm: các cơ sở của ngành Y tế đang được cấp phép đào tạo các Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế; Các cơ sở của Bộ Công Thương đã được Bộ Y tế xác nhận đủ điều kiện tham gia giảng dạy, tập huấn kiến thức ATTP và cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP đối với các loại thực phẩm do Bộ Công Thương quản lí
2. Yêu cầu về sức khỏe
- Người lao động phải được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng; khám sức khỏe định kì.
- Chủ cơ sở hoặc người quản lí có tiếp xúc với thực phẩm và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được khám sức khỏe; được cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Việc khám sức khỏe do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.
- Việc khám sức khỏe phải được thực hiện định kì hàng năm đối với người lao động tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm; ít nhất 06 tháng đối với các cơ sở chế biến sữa tươi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, suất ăn sẵn.
- Chủ cơ sở phải lập kế hoạch khám để thực hiện kế hoạch khám hàng năm.
- Bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào bị bệnh cấp tính; có các vết thương hở có thể ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm đều phải báo cáo để không được phân công trực tiếp tham gia kinh doanh thực phẩm.
- Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng; đeo găng tay; không hút thuốc; khạc nhổ trong khu vực kinh doanh thực phẩm
Trên đây là tư vấn của Tư vấn Luật L&K. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, quý khách vui lòng liên hệ: 0369.131.905
Rất mong được hợp tác cùng với quý khách.
Các bài viết có liên quan: Xin cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;Tư vấn mở siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện ích;Bán lẻ rượu, bán buôn thuốc lá
- Dịch vụ trọn gói An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất mì
- Mẫu bản tự công bố sản phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho bếp ăn tập thể
- Cơ sở kinh doanh các sản phẩm nào thuộc phạm vi cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP của Bộ công thương?
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm trong ngành Công thương
- Hướng dẫn xây dựng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong kinh doanh
- Tư vấn làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho nhà hàng buffet
- Dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ăn sushi tại Hà Nội
- Các cơ sở không cần xin cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm
- Bị ngộ độc thực phẩm khi đi ăn nhà hàng có được bồi thường không?
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015