Tư vấn thủ tục mở siêu thị mini nhanh chóng

Hiện nay, các siêu thị mini được hình thành rộng rãi tại Việt Nam. Vậy thủ tục mở siêu thị mini như thế nào, có tốn kém nhiều thời gian chi phí không và nên lựa chọn địa điểm ở đâu? Để giúp các doanh nhân đang có như đầu tư vào lĩnh vực này có cái nhìn tổng quan hơn về các công việc mình phải thực hiện, Tư vấn Luật L&K xin cung cấp các thông tin hữu ích sau:

1. Căn cứ pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp
  • Thông tư 20/2015/TT-BKHDT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 105/2018/NĐ-CP về kinh doanh rượu
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP về An toàn thực phẩm
  • Nghị định106/2018/NĐ-CP về kinh doanh thuốc lá

2. Hình thức kinh doanh:

Siêu thị mini có thể được đăng ký kinh doanh dưới hình thức là công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể. Thông thường đối với những siêu thị có quy mô nhỏ thì sẽ lựa chọn hình thức thành lập hộ kinh doanh cá thể

2.1 Hình thức Hộ kinh doanh cá thể

* Ưu điểm:

– Quy mô nhỏ;

– Do tổ chức, cá nhân làm chủ sở hữu;

– Thủ tục thuế đơn giản;

– Phù hợp với tổ chức, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;

– Thủ tục đăng ký đơn giản.

* Nhược điểm:

– Không có tư cách pháp nhân;

– Chỉ được kinh doanh tại 1 địa điểm;

– Chịu trách nhiệm toàn bộ về tài sản của mình;

– Chỉ là công dân Việt Nam mới được thành lập;

– Sử dụng không quá 10 lao động.

Có thể tham khảoThủ tục mở siêu thị Mini theo hình thức hộ kinh doanh

2.2 Hình thức Công ty

* Ưu điểm:

– Do tổ chức, cá nhân làm chủ sở hữu;

– Có tư cách pháp nhân;

– Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản;

– Việc mua bán, chuyển nhượng góp vốn được quản lý chặt chẽ;

– Người nước ngoài có thể thành lập công ty trong lãnh thổ Việt Nam.

* Nhược điểm:

– Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật;

– Thủ tục khai báo thuế, thanh quyết toán phức tạp hơn Hộ kinh doanh cá thể;

– Thủ tục đăng ký phức tạp hơn.

Để kinh doanh siêu thị mini, thương nhân cần đáp ứng các điều kiện về Giấy phép con để hoạt động trong chuỗi kinh doanh siêu thị mini và cửa hàng tiện ích, như:

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP): Cho hoạt động kinh doanh tổng hợp và cho hoạt động sơ chế, chế biến, sản xuất (nếu có).

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.

3. Giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu (nếu kinh doanh mặt hàng rượu)

4. Giấy phép bán lẻ thuốc lá nếu kinh doanh mặt hàng thuốc lá.

Siêu thị mini kinh doanh bán lẻ rượu bia và thuốc lá thì phải thực hiện xin cấp giấy phép bán lẻ rượu bia và giấy phép bán lẻ thuốc lá trước khi tiến hành kinh doanh loại mặt hàng này. Đây không phải là loại giấy bắt buộc phải xin, mà tùy theo mặt hàng siêu thị có kinh doanh hay không mới phải xin.

Trên đây là tư vấn của Tư vấn Luật L&K để các bạn tham khảo. Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào, xin liên hệ: 0369 131 905; hoặc email: [email protected]. Tư vấn Luật L&K chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.

Có thể tham khảo thêm: 

Điều kiện mở siêu thị mini như thế nào?

Bạn cần biết khi mở siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện ích

Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ trong kinh doanh thực phẩm

Tin liên quan