Thủ tục Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở sản xuất theo hình thức hộ kinh doanh. Thực phẩm là ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, pháp luật quy định các hoạt động sản xuất thực phải làm thủ tục Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ quan nhà nước sẽ kiểm tra, thẩm định cơ sở có đủ điều kiện sản xuất thực phẩm không?

Vậy, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP như thế nào?

Tư vấn Luật L&K xin chia sẻ với Qúy khách thủ tục Xin giấy phép vệ sinh ATTP cho cơ sở sản xuất thực phẩm.

Cơ quan có thẩm quyền: UBND cấp quận/huyện

Trình tự xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP

Bước 1: Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương; nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ; Sau đó, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân quận.

Bước 2: Cán bộ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

+Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Hồ sơ, phòng Kinh tế quận có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ phòng Kinh tế có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền huỷ hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu nhận và hẹn trả kết quả;

Bước 3: Phòng kinh tế giải quyết hồ sơ theo quy định và chuyển kết quả tới Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

dich-vu-xin-giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-nhanh-chong
       Tư vấn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Tư vấn Luật L&K – 0369.131.905

– Thành lập đoàn thẩm định:

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở.

– Nội dung thẩm định cơ sở:

+ Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.

+ Thẩm định thực tế điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

– Kết quả thẩm định cơ sở:

+ Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định.

+ Trường hợp “Không đạt” hoặc “chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong biên bản thẩm định. Trường hợp “chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày.

Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của đoàn thẩm định được ghi trong Biên bản thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục (theo mẫu) về thư ký tổ thẩm định để tổ chức thẩm định lại trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận báo cáo kết quả khắc phục. Nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì không cấp giấy chứng nhận. Đồng thời phòng Kinh tế ra thông báo bằng văn bản với UBND phường nơi cơ sở có địa điểm sản xuất kinh doanh để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp giấy chứng nhận.

+ Biên bản thẩm định được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Đoàn thẩm định giữ 01 bản và  cơ sở giữ 01 bản.

– Cấp giấy chứng nhận:

Trong vòng 07 (bẩy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định “đạt”. UBND quận phải cấp giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất(theo mẫu).

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm kể từ ngày ký giấy chứng nhận đối với trường hợp cấp mới/cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và 03 (ba) năm kể từ ngày giấy chứng nhận cũ hết hạn đối với trường hợp cấp lại do giấy chứng nhận cũ hết hiệu lực.

Bước 4: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Tin liên quan