Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
Thực phẩm đã qua chế biến là thực phẩm đã qua quá trình xử lý theo phương pháp công nghệ hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm. Để được đưa vào sản xuất và kinh doanh, thực phẩm đã qua chế biến cần phải tuân thủ một số quy định pháp luật. Tư vấn Luật L&K xinh cung cấp một số thông tin cụ thể như sau:
I. Căn cứ pháp lý
Luật An toàn thực phẩm 2010
Nghị định 18/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm
II. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm.
III. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
1. Tuân thủ các điều kiện chung về đảm bảo an toàn thực phẩm
2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
3. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản tự công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
IV. Hồ sơ tự công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
2. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Tư vấn Luật L&K. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ đến Tư vấn Luật L&K theo hotline: 0369 131 905 hoặc email: [email protected]. Tư vấn Luật L&K chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.
- Dịch vụ trọn gói An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất mì
- Mẫu bản tự công bố sản phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho bếp ăn tập thể
- Cơ sở kinh doanh các sản phẩm nào thuộc phạm vi cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP của Bộ công thương?
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm trong ngành Công thương
- Hướng dẫn xây dựng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong kinh doanh
- Tư vấn làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho nhà hàng buffet
- Dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ăn sushi tại Hà Nội
- Các cơ sở không cần xin cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm
- Bị ngộ độc thực phẩm khi đi ăn nhà hàng có được bồi thường không?
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015