Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất

Do nhu cầu của thị trường, sản xuất thực phẩm là ngành nghề kinh doanh đã có từ lâu đời và luôn phát triển bền vững. Tuy nhiên, loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống của con người sẽ có tác động trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người. Dó đó, những điều kiện đối với thực phẩm rất khắt khe. Chịu sự điều chỉnh và giám sát nghiêm ngặt cả cơ quan nhà nước và hệ thống pháp luật. Cơ sở sản xuất thực phẩm vì thế cũng cần phải tuân thủ điều kiện rất khắt khe của pháp luật. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) cho cơ sở sản xuất thực phẩm là căn cứ chứng minh cho việc đáp ứng đủ các điều kiện sản xuất thực phẩm của cơ sở sản xuất thực phẩm.

Qua nội dung bài viết dưới đây, Tư vấn Luật L&K hướng dẫn Quý khách hàng về điều kiện và thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm. Cụ thể như sau:

I. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm:

1. Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.

Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;

2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

3. Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại:

– Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh. Không bị thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

– Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;

– Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc.

4. Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định về môi trường;

5. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

– Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

– Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

6. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

II. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

1. Thẩm quyền cấp Chứng nhận cơ ở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: Là các cơ quan thẩm định phụ thuộc vào loại thực phẩm bao gồm cơ quan nhà nước thuộc quản lý của Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 2. Hiệu lực của Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

 3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm

– Đơn đề nghị Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;

– Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở theo quy định của pháp luật;

– Hồ sơ về nhân sự tham gia sản xuất thực phẩm: bao gồm

+ Xác nhận kiến thức ATTP;

+ Xác nhận đủ điều kiện sức khỏe tham gia sản xuất.

– Hồ sơ về máy móc, thiết bị sản xuất;

– Hồ sơ kiểm nghiệm nguồn nước đạt chuẩn.

 4. Thời gian xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: Từ 20 đến 30 ngày làm việc

Trên đây là những tư vấn của Tư vấn Luật L&K về việc xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, Qúy khách xin vui lòng liên hệ đến Tư vấn Luật L&K theo Hotline: 0961 961 043. Tư vấn Luật L&K sẵn sàng hỗ trợ Qúy khách hàng.

Rất mong được hợp tác với Qúy khách hàng!

Có thể tham khảo thêm:

Điều kiện sản xuất thực phẩm

Thủ tục công bố thực phẩm

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống

 

Tin liên quan