Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt – VietGAP là gì?

Xu thế xã hội hiện nay đối với tiêu dung, đặc biệt đối với thực phẩm là theo hướng sạch và hữu cơ. Chính vì thế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa liên quan đến thực phẩm cũng phải bắt nhịp xu hướng, thực hành sản xuất theo các quy trình khắt khe về an toàn thực phẩm và sử dụng nguyên, nhiên liệu hữu cơ cho việc sản xuất, kinh doanh của mình để bắt kịp xu thế, không bị đào thải, phát triển kinh doanh.

Các doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác, hiệp hội; trang trại, hộ gia đình sản xuất sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi đang quan tâm đến tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, để hiểu VietGAP là gì, tại sao nên sản xuất, kinh doanh theo tiêu chuẩn, xin cấp chứng nhận VietGAP? Tại bài viết này, Tư vấn Luật L&K xin gửi đến quý khách hàng các thông tin để hiểu hơn về VietGAP.

1. Lợi ích của chứng nhận VietGAP:

Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản sẽ có được những lợi ích khi kinh doanh. Chứng nhận VietGAP giống như một minh chứng cho việc cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực hiện tốt các quy chuẩn quốc gia về nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt. Thể hiện uy tín và chất lượng của cơ sở kinh doanh.

Không chỉ đem đến lợi ích về lòng tin trên giấy tờ, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản để được cấp chứng nhận VietGAP còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy chuẩn chất lượng đối với các công đoạn sản xuất, môi trường sản xuất cũng như yêu cầu về con người. Từ đó, các sản phẩm được tạo ra cũng đạt chất lượng tốt nhất, ngon nhất, đảm bảo về dinh dưỡng cũng như an toàn thực phẩm.

2. Chứng nhận VietGAP là gì?

Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất phù hợp với VietGAP.

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices – GAP) là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động.

Vậy VietGAP là gì? VietGAP là cụm từ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices – các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt – GAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi .

3. Ai là người được cấp chứng nhận VietGAP

Cơ sở sản xuất gồm doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác, hiệp hội; trang trại, hộ gia đình sản xuất sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi theo VietGAP.

4. Cơ quan cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm

Đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật, doanh nghiệp, chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được cơ quan chức năng (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP.

5. Phương thức đánh giá

Phương thức đánh giá sản phẩm được sản xuất/sơ chế phù hợp VietGAP. Đánh giá quá trình sản xuất/sơ chế kết hợp thử nghiệm mẫu điển hình; giám sát thông qua đánh giá quá trình sản xuất/sơ chế kết hợp với thử nghiệm mẫu lấy.

6. Trình tự và nội dung đánh giá

a. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn VietGAP.

b. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP (trong trường hợp cơ sở sản xuất không cung cấp được kết quả phân tích hoặc kết quả phân tích không phù hợp); phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, trường hợp chưa có quy định thì theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.

c. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên:
– Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;
– Đánh giá tài liệu lưu trữ;
– Đánh giá thành viên đại diện nhóm: Số lượng thành viên đại diện nhóm được đánh giá do tổ chức chứng nhận quyết định theo từng trường hợp cụ thể nhưng tối thiểu bằng căn bậc 2 (đối với đánh giá lần đầu) hoặc tối thiểu 2/3 của căn bậc 2 (đối với đánh giá lại) hoặc tối thiểu ½ của căn bậc 2 (đối với đánh giá giám sát) của tổng số thành viên trong nhóm.

d. Các tổ chức chứng nhận VietGAP xây dựng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng ký; trình tự và nội dung đánh giá, thời gian đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận VietGAP.

7. Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP

a) Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;

b) Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.

8. Các dịch vụ Công ty TNHH Thành Thái Và Đồng Nghiệp thực hiện

Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ:

….

Ngoài ra, Công ty TNHH Thái Thái và Đồng Nghiệp sẽ giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng khi có nhu cầu kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại Việt Nam. Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. Mọi sự thắc mắc về kinh doanh rượu xin liên hệ với chúng tôi.

Tin liên quan