Hướng dẫn phân loại khí dễ cháy

Kinh doanh hóa chất là ngành đang phát triển tại Việt Nam. Hóa chất có rất nhiều loại trong đó việc phân loại là bắt buộc. Đối với các chất khí dễ cháy sẽ được phân loại như sau:

Bài viết tham khảo:

– Hướng dẫn phân loại hóa chất là chất nổ

– Hướng dẫn phân loại hóa chất

– Dịch vụ xin cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

1. Phân loại khí dễ cháy

1.1 Phân loại như sau: 

  • Cấp 1: Khí ở 20 độ C và áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa. Dễ cháy với thể tích ít hơn hoặc bằng 13%trong không khí. Hoặc có khoảng bắt cháy trong không khí với thể tích ít nhất là 12% cho dù giới hạn bắt cháy thấp hơn.
  • Cấp 2: Ngoài các khí thuộc cấp 1, các khí khác ở 20 độ C và áp xuất tiêu chuẩn 101,3 kPa. Có khoảng bắt cháy khi được trộn trong không khí.
  • Khí tự cháy: Khí dễ cháy có đặc tính tự bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ 54 độ C hoặc thấp hơn.
  • Cấp A: Khí dễ cháy không ổn định hóa học tại 20 độ C và áp suất tiêu chuẩn ở 101.3kPa.
  • Cấp B: Khí dễ cháy không ổn định hóa học ở nhiệt độ trên 2 độ C và áp suất trên 101.3kPa

Ghi chú: Amoniac và metyl bromua có thể được quản lý đặc biệt đối với một số mục đích sử dụng.

 1.2. Yếu tố nhãn cho khí dễ cháy

Khí dễ cháy Phân nhóm phụ
Cấp 1 Cấp 2 Khí tự cháy Cấp A Cấp B
Hình đồ cảnh báo   Không có hình đồ   Không có hình đồ bổ sung Không có hình đồ bổ sung
Tên gọi hình đồ Ngọn lửa Ngọn lửa
Từ cảnh báo Nguy hiểm Cảnh báo Nguy hiểm Không có từ cảnh báo bổ sung Không có từ cảnh báo bổ sung
Cảnh báo nguy cơ Khí rất dễ cháy Khí dễ cháy Có thể tự bốc cháy nếu tiếp xúc với không khí Có thể phản ứng nổ khi không có không khí Có thể phản ứng nổ khi không có không khí ở nhiệt độ và/hoặc áp suất cao

2. Phân loại khí SOL dễ cháy

2.1 Phân loại

Sol khí được xem xét phân loại là dễ cháy nếu chúng chứa bất kỳ thành phần nào được phân loại là dễ cháy theo tiêu chí GHS như: Chất lỏng dễ cháy, chất khí dễ cháy, chất rắn dễ cháy. SOL được phân loại là cấp 1 hoặc 2 nếu chứa thành phần được phân loại là dễ cháy theo GHS lớn hơn 1 % (theo khối lượng). Sol khí không đáp ứng tiêu chí của cấp 1 hoặc cấp 2 thì được phân loại là cấp 3.

Các thành phần dễ cháy không bao gồm các chất tự cháy, tự sinh nhiệt hoặc chất phản ứng với nước do các thành phần này không bao giờ được sử dụng như là thành phần Sol khí.

2.2 Yếu tố nhãn cho sol khí dễ cháy

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Hình đồ cảnh báo   Không có hình đồ
Tên gọi hình đồ Ngọn lửa Ngọn lửa
Từ cảnh báo Nguy hiểm Cảnh báo Cảnh báo
Cảnh báo nguy cơ Sol khí rất dễ cháy

Thùng chứa chịu áp lực: Có thể nổ nếu gia nhiệt

Sol khí dễ cháy

Thùng chứa chịu áp lực: Có thể nổ nếu gia nhiệt

Thùng chứa chịu áp lực: Có thể nổ nếu gia nhiệt

Trên đây là tư vấn của Tư vấn Luật L&K để các bạn tham khảo. Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào, xin liên hệ: 0369 131 905; hoặc email: [email protected]. Tư vấn Luật L&K chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.

Tin liên quan