Hướng dẫn phân loại hóa chất là chất nổ
Hóa chất có rất nhiều loại với hàng nghìn các loại chất. Việc phân loại các loại chất là để quản lý là bắt buộc. Dưới đây Tư vấn Luật L&K gửi tới Quý khách các tiêu chí phân loại hóa chất là chất nổ.
1. Căn cứ pháp lý
– Luật Hóa chất 2007
– Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ.
– Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương (Phụ lục 7).
2. Các loại hóa chất là chất nổ
Dựa trên nguy cơ của các hóa chất không thuộc chất nổ không bền, hóa chất là chất nổ được phân vào một trong 6 loại sau:
– Cấp 1.1: Các chất, hỗn hợp chất có nguy cơ nổ khối. Tức là quá trình nổ ngay lập tức và tác động lên toàn bộ thành phần khối chất nổ.
– Cấp 1.2: Các chất, hỗn hợp chất có nguy cơ bắn, nổ riêng lẻ nhưng không có nguy cơ nổ khối.
– Cấp 1.3: Các chất, hỗn hợp chất có nguy cơ cháy và nổ nhỏ hoặc bắn yếu hoặc cả hai nhưng không có nguy cơ nổ khối, việc cháy làm tăng đáng kể bức xạ nhiệt hoặc cháy liên tiếp tạo ra tiếng nổ nhỏ hoặc bắn ra hoặc cả hai.
– Cấp 1.4: Các chất, hỗn hợp có nguy cơ nổ thấp. Việc cháy nổ chỉ trong phạm vi bao gói, không bắn ra ngoài với mảnh kích cỡ lớn hoặc ngoài phạm vi dự đoán. Sự cháy bên ngoài không gây nổ ngay lập tức toàn bộ thành phần khối chất nổ.
– Cấp 1.5: Các chất, hỗn hợp chất không nhạy có nguy cơ nổ khối. Rất ít khả năng phát cháy nổ hoặc chuyển từ cháy sang nổ dưới các điều kiện thông thường.
– Cấp 1.6: Các chất, hỗn hợp chất không nhạy. Không có nguy cơ nổ khối, không có khả năng khơi mào hay bắt cháy nổ.
3. Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn thử nghiệm phân loại hóa chất là chất nổ
Chất nổ không bền: là chất nổ không bền nhiệt, quá nhạy cảm với vận chuyển và sử dụng thông thường. Bao gồm hỗn hợp chất được tạo ra hiệu ứng nổ hoặc pháo hoa.
Chất hay hỗn hợp chất nổ đã được đóng gói có thể phân loại từ 1.1 đến 1.6 với mục đích quản lý, tiếp tục được chia thành các nhóm từ A đến S để phân biệt yêu cầu kỹ thuật theo quy tắc mẫu tại 2.1 Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc (LHQ) về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Một số chất và hỗn hợp chất nổ được làm ướt bằng rượu hay pha loãng với các chất khác để làm giảm tính nổ của chúng. Chất nổ khử nhạy có thể được quản lý khác với các chất và hỗn hợp nổ khác cho những mục đích khác (như trong vận chuyển).
– Chất nổ không bền hay chất nổ cấp 1.1 đến 1.6 cần thử nghiệm các tiêu chí sau:
+ Tính nổ: theo loại thử nghiệm của UN2 (phần 12. Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chí theo Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc (LHQ) về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Chất được sản xuất để làm chất nổ không là đối tượng loại thử nghiệm UN2.
+ Tính nhạy: theo thử nghiệm UN3 (phần 13. Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chí theo tài liêu hướng dẫn của LHQ về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm).
+ Độ bền nhiệt: Theo thử nghiệm UN3 (tiểu mục 13.6.1 Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chí theo tài liêu hướng dẫn của LHQ về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm).
4. Các yếu tố nhãn cho chất nổ
Chất nổ không bền | Cấp 1.1 | Cấp 1.2 | Cấp 1.3 | Cấp 1.4 | Cấp 1.5 | Cấp 1.6 | |
Hình đồ cảnh báo | ![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
||
Tên gọi hình đồ | Nổ bom | Nổ bom | Nổ bom | Nổ bom | Nổ bom | 1.5 trên nền màu cam | 1.6 trên nền màu cam |
Từ cảnh báo | Nguy hiểm | Nguy hiểm | Nguy hiểm | Nguy hiểm | Cảnh báo | Nguy hiểm | Không có từ cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ | Chất nổ không bền | Chất nổ; nguy cơ nổ khối | Chất nổ; nguy cơ bắn ra nghiêm trọng | Chất nổ; nguy cơ cháy, nổ tung hoặc bắn ra. | Nguy cơ cháy và bắn ra | Có thể nổ khối khi cháy | Không có phát biểu nguy cơ |
Quý khách có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0369.131.905; hoặc địa chỉ email: [email protected] để nhận được sự tư vấn kịp thời.
- Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
- Cấp giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF
- Cấp điều chỉnh giấy phép sản xuất hóa chất bảng 2, bảng 3
- Cấp giấy phép sản xuất hóa chất bảng 2, bảng 3
- Thủ tục cấp điều chỉnh giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
- Thủ tục cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
- Hồ sơ và thời hạn của Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp
- Thủ tục cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
- Dịch vụ làm Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp tại Tư vấn Luật L&K
- 04 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất là gì?
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015