Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm tại tỉnh Hưng Yên
Để kinh doanh về ngành thực phẩm, bạn cần chuẩn bị các điều kiện như: vốn, nhân sự, cơ sở vật chất, tìm hiểu về thị trường… đặc biệt là việc đảm bảo hành lang pháp lý – Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm là một thủ tục bắt buộc để tránh các rủi ro trong quá trình kinh doanh. Nếu bạn có ý định kinh doanh, hãy đến với Tư vấn Luật L&K để được tư vấn chi tiết, cụ thể:
Bạn có thể tham khảo:
Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với tổ chức
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thực phẩm
1. Căn cứ pháp lý
– Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
– Thông tư 43/2018/TT-BCT về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;
– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm tại tỉnh Hưng Yên
2.1 Xin cấp Giấy chứng nhận ATTP tại Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Hưng Yên
Áp dụng cho các trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn, quán coffee…..
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Danh sách ngành nghề kinh doanh của công ty;
– Sơ đồ mặt bằng kinh doanh;
– Bảng nội quy cửa hàng;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Danh sách đã được tập huấn kiến thức ATTP chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Do doanh nghiệp tự đào tạo).
2.2 Xin cấp Giấy chứng nhận ATTP tại Sở công thương tỉnh Hưng Yên
Áp dụng cho kinh doanh tổng hợp các mặt hàng: thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, bảo quản lạnh….
Bước 1: Xin xác nhận kiến thức ATTP (Hồ sơ gồm có: Đơn xin xác nhận kiến thức ATTP kèm danh sách nhân viên cần xác nhận kiến thức; Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh nếu có).
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh An toàn thực phẩm
Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Sơ đồ mặt bằng kinh doanh;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Danh sách đã được tập huấn kiến thức ATTP chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (do Sở công thương tỉnh Hưng Yên cấp).
3. Quy trình dịch vụ xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm
Đến với chúng tôi bạn sẽ được hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm.
Quy trình cung cấp dịch vụ của Tư vấn Luật L&K như sau:
Bước 1: Tư vấn sơ bộ về các điều kiện, thủ tục, hồ sơ để Quý khách biết được các điều kiện đơn vị mình có, còn thiếu…
Bước 2: Trao đổi và ký kết hợp đồng dịch vụ giữa hai bên;
Bước 3: Tư vấn Luật L&K tiến hành soạn thảo hồ sơ. Quý khách hàng thanh toán 70% giá trị hợp đồng;
Bước 4: Tư vấn Luật L&K gửi hồ sơ và hướng dẫn Quý khách ký đóng dấu;
Bước 5: Nộp hồ sơ tại Sở Công thương nơi Quý khách đặt trụ sở chính;
Bước 6: Theo dõi tình trạng thụ lý hồ sơ, sửa đổi bổ sung hồ sơ (nếu có). Hướng dẫn chuẩn bị và cùng Quý khách tiếp đoàn kiểm tra điều kiện tại cơ sở bán lẻ;
Bước 7: Hoàn thiện biên bản kiểm tra cơ sở bán lẻ và Gửi cơ quan cấp Giấy phép;
Bước 8: Nhận kết quả, bàn giao Quý khách cùng hóa đơn GTGT, đề nghị thanh toán, thanh lý hợp đồng. Quý khách hàng thanh toán 30% giá trị hợp đồng và VAT (nếu có);
Bước 9: Trong quá trình hoạt động, Tư vấn Luật L&K sẽ theo dõi, thông báo tới Quý khách những nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước.
Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Tư vấn Luật L&K. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ đến Tư vấn Luật L&K theo hotline: 0369 131 905 hoặc Email: [email protected]. Tư vấn Luật L&K chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.
- Thủ tục góp vốn vào công ty bằng tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Một số lưu ý về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn
- Thời hạn thực hiện đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh cá thế
- Các loại thuế phải nộp đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Dịch vụ giấy phép cho thuê lại lao động tại Hà Nam
- Dịch vụ cấp giấp phép cho thuê lại lao động tại Thái Bình
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Bình Dương
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Hải Phòng
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Hải Dương
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015