Đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nuớc

Nuôi con nuôi thể hiện tính nhân văn, nhân đạo trong cuộc sống. Hiện nay do nhu cầu hợp tác và mở rộng giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nuớc trong khu vực, thế giới vấn đề nuôi con nuôi không chỉ ở Việt Nam mà còn phát sinh giữa các yếu tố có quan hệ với nước ngoài. Với đội ngũ nhân viên, luật sư, luật gia có chuyên môn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi con nuôi Tư vấn Luật L&K mong muốn trợ giúp cho khách hàng những thủ tục nhanh gọn, đơn giản nhất trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

1. Căn cứ pháp lý

1.1. Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi

1.2. Luật 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi

1.3. Thông tư 12/2011/TT-BTP Về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

2. Quy trình thực hiện:

2.1. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã nơi thường trú;

2.2. UBND cấp xã cử công chức tư pháp -hộ tịch phối hợp với Công an xã tiến hành  kiểm tra và xác minh.

2.3. Nếu các bên đáp ứng đủ điều kiện thì công chức tư pháp- Hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi.

2.4. Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi và cấp cho người  nhận nuôi con nuôi một bản chính.

3. Hồ sơ người đăng ký lại việc nhận nuôi con nuôi thực tế:

3.1. Tờ khai đăng ký việc  nuôi con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính);

3.2. Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi; (Bảo sao);

3.3. Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của người được nhận con nuôi; (Bản sao);

3.4. Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có (Bản sao);

3.5.  Giấy tờ tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi thực tế nếu có; (Tùy tính chất của từng trường hợp cụ thể mà có các giấy tờ tương ứng).

4. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

4.1. Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

4.2. Đến thời điểm Luật nuôi con nuôi có hiệu lực (ngày 01/01/2011), quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

4.3. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

5. Tư vấn xin nhận nuôi con nuôi.

Tư vấn Luật L&K chúng tôi với phuơng châm “Chuyên nghiệp, hiệu quả, chính xác” là thước đo, “Thành công của khách hàng” là kết quả. Hãy đến với Tư vấn Luật L&K chúng tôi để đuợc phục vụ tốt nhất.

5.1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng những vấn đề liên quan đến hoạt động xin nuôi con nuôi;

5.2. Ngay sau khi ký hợp đồng dịch vụ tư vấn, Tư vấn Luật L&K sẽ tiến hành soạn hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan tới việc xin nuôi con nuôi cho khách hàng;

5.3. Thay mặt và đại diện cho Quý khách hàng tiến hành để nộp hồ sơ xin nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền;

5.4. Theo dõi, bổ sung hồ sơ và trả lời hồ sơ đã nộp tại cơ quan có thẩm quyền, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho Quý khách hàng;

5.5. Soạn thảo Đơn khiếu nại quyết định từ chối nuôi con nuôi (Nếu có);

Tin liên quan