Tư vấn chấm dứt việc nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi thể hiện tính nhân văn, nhân đạo trong cuộc sống. Hiện nay do nhu cầu hợp tác và mở rộng giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nuớc trong khu vực, thế giới vấn đề nuôi con nuôi không chỉ ở Việt Nam mà còn phát sinh giữa các yếu tố có quan hệ với nuớc ngoài. Với đội ngũ nhân viên, luật sư, luật gia có chuyên môn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi con nuôi Tư vấn Luật L&K mong muốn trợ giúp cho khách hàng những thủ tục nhanh gọn, đơn giản nhất trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

1. Các căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1.1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

1.2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

1.3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

1.4. Vi phạm một trong các điều sau:

a. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

b. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

c. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

d. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

e. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

f. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

g. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

2. Các cá nhân tổ chức sau có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

2.1. Cha mẹ nuôi.

2.2. Con nuôi đã thành niên.

2.3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

2.4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật nuôi con nuôi 2010:

a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

b) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Căn cứ pháp lý

3.1. Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi

3.2. Luật 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi

3.3. Thông tư 12/2011/TT-BTP Về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Tin liên quan