Đăng ký nuôi con nuôi trong nước

Nuôi con nuôi thể hiện tính nhân văn, nhân đạo trong cuộc sống. Tuy nhiên, để được nuôi con nuôi trong nước, người xin nuôi con nuôi phải đăng ký tại CQNN. Sau đây, Tư vấn Luật L&K xin tư vấn cho khách hàng thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước:

  1. Căn cứ pháp lý

1.1. Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi

1.2. Luật 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi

1.3. Thông tư 12/2011/TT-BTP Về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

2. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi:

3.1. Hồ sơ của người nhận con nuôi:

a) Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định;(Bản chính)

b) Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao chứng thực)

c) Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, cấp chưa quá 06 tháng)

d) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân;

e) Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, cấp chưa quá 06 tháng);

f) Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

3.2. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

a) Giấy khai sinh;

b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

d) Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi. Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

e) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

4. Tư vấn xin nhận nuôi con nuôi.

Tư vấn Luật L&K chúng tôi với phuơng châm “Chuyên nghiệp, hiệu quả, chính xác” là thước đo, “Thành công của khách hàng” là kết quả. Hãy đến với Tư vấn Luật L&K chúng tôi để đuợc phục vụ tốt nhất.

4.1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng những vấn đề liên quan đến hoạt động xin nuôi con nuôi;

4.2. Ngay sau khi ký hợp đồng dịch vụ tư vấn, Tư vấn Luật L&K sẽ tiến hành soạn hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan tới việc xin nuôi con nuôi cho khách hàng;

4.3. Thay mặt và đại diện cho Quý khách hàng tiến hành để nộp hồ sơ xin nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền;

4.4. Theo dõi, bổ sung hồ sơ và trả lời hồ sơ đã nộp tại cơ quan có thẩm quyền, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho Quý khách hàng;

4.5. Soạn thảo Đơn khiếu nại quyết định từ chối nuôi con nuôi (Nếu có);

Tin liên quan