Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
Thành Thái với phương châm đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu; luôn mong muốn mọi người có cái nhìn sâu hơn về pháp luật Việt Nam. Bằng các bài viết trên trang chủ, Thành Thái luôn muốn đề cập những thông tin mà bạn đọc quan tâm. Dưới đây là một vài vấn đề pháp lý về xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt trong công ty TNHH hai thành viên trở lên để mọi người tham khảo.
1.Trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc mất tích
Trong trường hơp là cá nhân chết, người thừa kế theo di chúc; hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.
Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự là thành viên của công ty.
2. Trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự
Lúc này thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.
3. Thành viên có quyền tặng cho một phần; hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
Trường hợp người được tặng cho là vợ; chồng; cha; mẹ; con; người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
4. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ
Trong trường hợp này thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 53 của Luật doanh nghiệp.
Ngoài ra:
Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại; hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều 54 Luật doanh nghiệp 2014 không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
c) Thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản.
Trên đây là các hình thức Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt trong công ty TNHH hai thành viên trở lên. Nếu bạn còn những vướng mắc, băn khoăn; chúng tôi rất vui lòng giải đáp giúp bạn. Xin liên hệ số điện thoại: 0961 961 043 hoặc địa chỉ mail: [email protected] để nhận được sự tư vấn chi tiết hơn và các dịch vụ pháp lý.
Bạn có thể quan tâm:
Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp
Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
Thủ tục chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần
- Hồ sơ, thủ tục bổ sung thông tin cổ đông mới và cách chia lợi nhuận
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- DOANH NGHIỆP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LUẬT?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020?
- Xây dựng và thông báo Thang bảng lương trong doanh nghiệp
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Tổng hợp các công việc về lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015