Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong công ty TNHH xử lý như thế nào?
Vốn điều lệ là vốn do các thành viên góp hoặc cam kết góp, được ghi vào Điều lệ công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Trường hợp Công ty TNHH không góp đủ vốn điều lệ xử lý thế nào?
Các bài viết liên quan:
– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
– Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Các hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần

1. Đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ:
Theo Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014:
Vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thành viên được góp vốn bằng tài sản khác với loại tài sản đã cam kết khi được sự đồng ý của các thành viên còn lại.
Thành viên có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
Trong trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.
Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ vốn như cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
Công ty không đăng ký thay đổi với CQĐKKD có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. (Khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
Như vậy, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.
2. Thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ
Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ như sau:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
– Gồm có:
+ Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
+ Quyết định về việc giảm vốn điều lệ của Hội đồng thành viên.
+ Bản sao biên bản họp về việc giảm vốn điều lệ của Hội đồng thành viên.
+ Báo cáo tài chính (BCTC) của công ty. Trường hợp có vốn nước ngoài trên 50%, BCTC phải được xác nhận của kiểm toán độc lập;
+ Bản gốc GCNĐKKD, GCN đăng ký thuế hoặc GCNĐKKD và đăng ký thuế.
Lưu ý:
Từ ngày 10/10/2018, DN đăng ký giảm vốn điều lệ không cần nộp Báo cáo tài chính theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo SĐT: 0961 961 043 hoặc địa chỉ email: [email protected] để được tư vấn trực tiếp.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.
- Hồ sơ, thủ tục bổ sung thông tin cổ đông mới và cách chia lợi nhuận
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- DOANH NGHIỆP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LUẬT?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020?
- Xây dựng và thông báo Thang bảng lương trong doanh nghiệp
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Tổng hợp các công việc về lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015