TƯ VẤN VỀ NHỮNG NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH KHI TIẾN HÀNH VIỆC KÝ KẾT HĐLĐ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC THUÊ LÀM GIÁM ĐỐC TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Trong những năm gần đây các loại hình doanh nghiệp do Nhà nước quản lý đã và đang có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao, có chuyên môn quản lý giữ chức danh Giám đốc trong các doanh nghiệp Nhà nước ngày một tăng. Tuy nhiên việc Doanh nghiệp nhà nước giao kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với Giám đốc được thuê này lại pháp luật lao động quy định nội dung, trình tự và cách thức khác so với HĐLĐ thông thường. Để giải đáp và tháo gỡ những vướng mắc trên Tư vấn Luật L&K cung cấp những nội dung chính khi tiến hành việc ký kết HĐLĐ với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp Nhà nước.

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 44/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về Hợp đồng lao động như sau:

– Tên, địa chỉ của doanh nghiệp Nhà nước; họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

– Họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; địa chỉ nơi cư trú; số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật của người được thuê làm giám đốc.

– Thời hạn của HĐLĐ do hai bên xác định trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– Thời hạn người sử dụng lao động và người được thuê làm giám đốc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc kéo dài thời hạn HĐLĐ hoặc giao kết hợp đồng lao động mới do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 45 ngày trước khi hết hạn HĐLĐ. Đối với trường hợp kéo dài thời hạn HĐLĐ thì thời hạn HĐLĐ do hai bên thỏa thuận nhưng tối đa không quá 12 tháng.

– Công việc được làm, không được làm và trách nhiệm thực hiện công việc của người được thuê làm giám đốc theo quy định của pháp luật.

– Địa điểm làm việc của người được thuê làm giám đốc.

– Nội dung, thời hạn, trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người được thuê làm giám đốc và xử lý các trường hợp vi phạm.

– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, bao gồm:

+ Bảo đảm về vốn, tài sản và các nguồn lực khác để người được thuê làm giám đốc thực hiện công việc;

+ Cung cấp thông tin để người được thuê làm giám đốc thực hiện công việc;

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của người được thuê làm giám đốc;

+ Ban hành quy chế làm việc của giám đốc;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác do hai bên thỏa thuận.

– Quyền và nghĩa vụ của người được thuê làm giám đốc, bao gồm:

+ Thực hiện các công việc đã giao kết;

+ Báo cáo những khó khăn trong quá trình thực hiện công việc đã giao kết và đề xuất các giải pháp khắc phục;

+ Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng về vốn, tài sản, lao động và các nguồn lực khác;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác do hai bên thỏa thuận.

– Quyền lợi của người được thuê làm giám đốc, bao gồm:

+ Tiền lương theo năm, tạm ứng và thanh toán tiền lương, chế độ nâng lương;

+ Tiền thưởng, tạm ứng và trả thưởng;

+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng để thực hiện công việc đã giao kết;

+ Trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc và các khoản bổ sung khác;

+ Các quyền lợi khác do hai bên thỏa thuận.

– Điều kiện, quy trình, thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

– Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người được thuê làm giám đốc khi chấm dứt hợp đồng lao động.

– Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và khiếu nại.

– Các thỏa thuận khác.

Tin liên quan