Thủ tục xin giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tư vấn Luật L&K tư vấn xin giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nội dung tham khảo liên quan:

– Một số thuật ngữ liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

– Cấp giấy phép kinh doanh đồng thời với giấy phép lập cơ sở bán lẻ

– Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh để bán lẻ hàng hóa đối với Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1. Quyền của tổ chức kinh tế nước ngoài có giấy phép kinh doanh

– Thực hiện các quyền phân phối bán lẻ hàng hóa trừ một số hàng hóa không được phân phối.

– Thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối bán buôn hàng hóa.

– Thực hiện quyền phân phối bán lẻ: đường, gạo, vật phẩm ghi hình, sách báo tạp chí. Cấp giấy phép cho tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị mini, siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

– Cung cấp dịch vụ logistics. Trừ phân ngành logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường.

– Cho thuê hàng hóa, trừ cho thuê tài chính, thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành.

– Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại không bao gồm dịch vụ Quảng cáo.

– Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại.

– Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

– Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

2. Các đối tượng phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh khi kinh doanh các hoạt động trên

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Có tổ chức kinh tế là nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

3. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

4. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế nước ngoài

– Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.

– Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:

Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giy phép kinh doanh các hoạt động: Thực hiện quyền phân phối bán lẻ: đường, gạo, vật phẩm ghi hình, sách báo tạp chí. Cấp giấy phép cho tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị mini, siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động sau:

   + Đối với hàng hóa là dầu mỡ bôi trơn (sản xuất dầu mỡ bôi trơn, sản xuất hoặc phân phối máy mọc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu mỡ bôi trơn)

   + Cung cấp dịch vụ logistics. Trừ phân ngành logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường.

   + Cho thuê hàng hóa, trừ cho thuê tài chính, thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành.

   + Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại không bao gồm dịch vụ Quảng cáo.

   + Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại.

   + Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

   + Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Nếu có bất kỳ thắc mắc pháp lý nào liên quan đến Đầu tư, kinh doanh nước ngoài, lập cơ sở bán lẻ… Quý khách vui lòng liên hệ: 0369 131 905 hoặc [email protected] để được tư vấn trực tiếp.

Tin liên quan