Một số thuật ngữ liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam rất đa dạng. Liên quan đến nhiều thuật ngữ, từ ngữ khó hiểu. Với bài viết này, Tư vấn Luật L&K gửi tới Quý khách một số thuật ngữ sau:
1. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài gồm các hoạt động sau:
– Thực hiện quyền xuất khẩu;
– Thực hiện quyền nhập khẩu;
– Thực hiện quyền phân phối;
– Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;
– Cung cấp dịch vụ logistic;
– Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;
– Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại; không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
– Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
– Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
– Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ;
2. Quyền xuất khẩu hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Quyền xuất khẩu hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam.
Gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
4. Phân phối
Là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.
5. Quyền phân phối
Là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.
6. Bán buôn
Là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác. Không bao gồm hoạt động bán lẻ.
7. Bán lẻ
- Là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
- Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
9. Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ thứ nhất:
Được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
10. Cửa hàng tiện lợi:
Là cơ sở bán lẻ nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh như: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng, và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hoá mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.
11. Siêu thị mini
Là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật.
12. Trung tâm thương mại
Là địa điểm bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kế.
13. Dịch vụ thương mại điện tử:
Là hoạt động thương mại theo đó bên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập Website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
14. Hệ thống cơ sở dữ liệu
Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công thương
15. Tài liệu về tài chính
Là một trong các tài liệu sau: Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính. bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
16. Tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ
Là một trong các tài liệu bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền khai thác, sử dụng địa điểm đó để lập cơ sở bán lẻ. Kèm theo các giấy tờ khác liên quan.
- Nhà đầu tư nước ngoài xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì?
- Thành lập công ty nước ngoài tại Hải Dương
- Xin giấy phép đầu tư tại Hải Dương
- Thủ tục xin giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Thủ tục xin giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Cấp giấy phép kinh doanh đồng thời với giấy phép lập cơ sở bán lẻ
- Cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn các hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn
- Cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền phân phối bán lẻ các hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm ghi hình; sách, báo và tạp chí
- Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015