Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hoá
Dịch vụ bán lẻ Việt Nam có thể xem là một trong các phần hấp dẫn nhất trong thị trường phân phối, với tốc độ tăng trưởng ngoạn mục cả trong những giai đoạn kinh tế khó khăn nhất. Do đó, trong nhiều năm gần đây, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là nơi thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hoá. Tuy nhiên, quy định pháp luật mới hiện hành lại gây khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Tư vấn Luật L&K xin cung cấp một số thông tin cần thiết về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hoá tại Việt Nam như sau:
Có thể tham khảo thêm:
Xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
I. Căn cứ pháp lý
– Luật Quản lý ngoại thương 2017
– Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
II. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh
1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
b) Đáp ứng tiêu chí sau:
– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước
III. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
2. Bản giải trình có nội dung:
a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh ;
b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh đối với Tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
IV. Trình tự cấp giấy phép kinh doanh
1. Cách thức thực hiện
– Qua Bưu điện.
– Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.
– Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng)
2. Số lượng hồ sơ
– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa không bao gồm gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: 01 bộ;
– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: 03 bộ.
3. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương
4. Thời hạn thực hiện: tối đa 31 ngày
Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Tư vấn Luật L&K. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ đến Tư vấn Luật L&K theo hotline: 0369 131 905 hoặc email: [email protected]. Tư vấn Luật L&K chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.
- Thủ tục góp vốn vào công ty bằng tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Một số lưu ý về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn
- Thời hạn thực hiện đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh cá thế
- Các loại thuế phải nộp đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Dịch vụ giấy phép cho thuê lại lao động tại Hà Nam
- Dịch vụ cấp giấp phép cho thuê lại lao động tại Thái Bình
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Bình Dương
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Hải Phòng
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Hải Dương
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015