Tư vấn và Dịch vụ cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch
Sự tăng trưởng ngày du lịch Việt Nam đều có xu hướng tăng trưởng mạnh, do vậy các cơ sở ăn uống và mua sắm để phục vụ khách du lịch được hình thành. Tuy nhiên để thực hiện việc kinh doanh phục vụ khách du lịch đúng quy định pháp luật các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phải xin giấy phép và đáp ứng các điều kiện mới được kinh doanh cơ sở ăn uống và cơ sở mua sắm. Với đội ngũ nhân viên, luật sư, luật gia có chuyên môn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành Tư vấn Luật L&K mong muốn trợ giúp cho khách hàng những thủ tục nhanh gọn, đơn giản nhất trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành.
1. Điều kiện cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch
1.1. Đăng ký kinh doanh và thực hiện các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật;
1.2. Bố trí nơi gửi phương tiện giao thông của khách;
1.3. Đảm bảo các tiêu chuẩn:
a) Hàng hóa phải có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo chất lượng; không bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; có túi đựng hàng hóa cho khách bằng chất liệu thân thiện với môi trường; có trách nhiệm nhận lại hoặc bồi hoàn cho khách đối với hàng hóa không đúng chất lượng cam kết;
b) Nhân viên mặc đồng phục, đeo phù hiệu tên trên áo; thái độ phục vụ tận tình, vui vẻ, chu đáo, không nài ép khách mua hàng hóa; có nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng; không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất gây nghiện;
c) Cửa hàng có vị trí dễ tiếp cận; diện tích tối thiểu năm mươi mét vuông; trang trí mặt tiền, trưng bày hàng hóa hài hòa, hợp lý; có hệ thống chiếu sáng cửa hàng và khu vực trưng bày hàng hóa. Có hộp thư hoặc sổ góp ý của khách đặt ở nơi thuận tiện; có nơi thử đồ cho khách đối với hàng hóa là quần áo; có phòng vệ sinh;
d) Chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.
2. Hồ sơ gồm có
2.1. Đơn đề nghị cấp biển hiệu (theo mẫu BVHTTDL);
2.2. Báo cáo của cơ sở kinh doanh về tình hình hoạt động, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
3. Công việc Tư vấn Luật L&K thực hiện:
3.1. Soạn thảo hồ sơ;
3.2. Thay mặt, đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ hành chính Sở văn hóa Thể thao và Du lịch;
3.3. Nhận phiếu nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
d) Nhận thông báo bổ sung hồ sơ (Nếu có).
e) Đại diện khách hàng nhận kết quả tại Sở văn hóa Thể thao và Du lịch.
4. Căn cứ pháp lý
4.1. Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 06 năm 2017. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
- Thủ tục góp vốn vào công ty bằng tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Một số lưu ý về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn
- Thời hạn thực hiện đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh cá thế
- Các loại thuế phải nộp đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Dịch vụ giấy phép cho thuê lại lao động tại Hà Nam
- Dịch vụ cấp giấp phép cho thuê lại lao động tại Thái Bình
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Bình Dương
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Hải Phòng
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Hải Dương
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015