Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam

Trong những năm gần đây Việt Nam đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, xu thế hội nhân đó đã tạo cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy các doanh nghiệp, Văn phòng đại diện được thành lâp tại Việt Nam ngày một nhiều, tuy nhiên các doanh nghiệp nước ngoài sẽ gặp những vướng mắc pháp lý trong việc thành lập tại Việt Nam. Tư vấn Luật L&K sẽ giúp các doanh nghiệp nước ngoài tháo gỡ vướng mắc pháp lý đó, thủ tục sẽ trở nên nhanh gọn hơn.

I. Thành phần hồ sơ:

1.1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng Đại diện theo mẫu.

1.2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập của thương nhân nước ngoài (TNNN).

1.3. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi TNNN thành lập cấp hoặc được tổ chức độc lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của TNNN trong năm tài chính gần nhất

1.4. Bản sao điều lệ hoạt động của Thương nhân nước ngoài (nếu có);

1.5. Bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân của người đứng đầu Văn phòng đại diện

1.6. Bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện.

Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ.

1.7. Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận đối với hồ sơ Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

II. Căn cứ pháp lý

2.1. Nghị định 72/2006/NĐ-CP hướng dẫn luật thương mại về văn phòng đại diện,chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

2.2. Thông tư 11/2006/TT-BTM hướng dẫn nghị định 72/2006/NĐ-CP .

Tin liên quan