Pháp luật về đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp

Đào tạo là một quá trình hướng đến đạt được trình độ về năng lực, chuyên môn nhất định. Trong quá trình sử dụng lao động, để Người lao động (NLĐ) đáp ứng được yêu cầu công việc, Doanh nghiệp (DN) phải tổ chức đào tạo phát triển nhân sự, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho NLĐ hoặc tổ chức đào tạo nghề để tuyển nhân sự làm việc cho mình.

Trong nội dung bài viết dưới đây, Tư vấn Luật L&K đưa ra những tư vấn liên quan đến Pháp luật về đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp.

                                                   HOTLINE: 0961 961 043

1. Phương thức đào tạo

Hiện nay, việc đào tạo và phát triển nhân sự có thể tiến hành theo hai phương thức:

– Đào tạo tại nơi làm việc: DN tự tổ chức đào tạo tại chỗ (Điều 60, Điều 61 BLLĐ).

– Đào tạo ngoài nơi làm việc: DN gửi nhân sự, học viên đi đào tạo ở Công ty mẹ; ở các cơ sở đào tạo khác hoặc gửi ra học tập ở nước ngoài.

Cả hai phương thức đào tạo này đều có thể áp dụng cho học nghề, tập nghề và đào tạo nghề trong kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự của DN.

2. Hình thức pháp lý của quan hệ đào tạo và phát triển nhân sự

Để bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình học nghề, đào tạo, bồi dưỡng trình độ thì pháp luật yêu cầu các bên phải ký Hợp đồng đào tạo nghề. Do đó, Hợp đồng đào tạo nghề là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ đào tạo giữa DN và người được tuyển vào học nghề/NLĐ được đào tạo.

Hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên và phải được ký kết bằng văn bản. Theo đó, Hợp đồng đào tạo phải có các nội dung chủ yếu là:

– Nghề đào tạo;

– Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

– Chi phí đào tạo;

– Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho NSDLĐ khi được đào tạo

– Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

– Trách nhiêm của người lao động

Việc ký kết Hợp đồng đào tạo nghề cụ thể được quy định tại Điều 61, Điều 62 BLLĐ 2012.

3. Xử lý vi phạm trong đào tạo và phát triển nhân sự

Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo đặt ra khi NSDLĐ bỏ ra kinh phí đào tạo. Vì thế, trách nhiệm này được đặt ra khi người được đào tạo vi phạm thời hạn cam kết phải làm việc cho DN. Khoản 3 Điều 43 BLLĐ 2012 quy định NLĐ khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật mà vi phạm thời gian cam kết thì phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ.

Về chi phí đào tạo, theo quy định tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ, bao gồm các khoản chi phí có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy; tài liệu học tập; trường, lớp; máy, thiết bị, vật liệu thực hành; các chi phí khác hỗ trợ cho người học; tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp NLĐ được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Trên đây là những tư vấn của Tư vấn Luật L&K về pháp luật đào tạo và phát triển nhân sự trong DN. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ đến Tư vấn Luật L&K theo hotline: 0961 961 043 hoặc email: [email protected]Tư vấn Luật L&K chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Làm sổ hộ khẩu nhanh ở Hà Nội

Tin liên quan