Nhãn hiệu trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO sau hơn mười năm đàm phán, quá trình hội nhập với cộng đồng thương mại toàn cầu đã diễn ra gần một thập kỷ. Cùng với bước tiến quan trọng đó, vấn đề về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là Nhãn hiệu trong pháp luật sở hữu trí tuệ nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp.
Câu chuyện về nhãn hiệu bút bi Thiên Long bị vi phạm ở Trung Quốc, Cafe Trung Nguyên bị, hay ngay cả tổng công ty có quy mô lớn nhất Việt Nam là Petro Việt Nam cũng có nguy cơ bị tước đoạt nhãn hiệu trên thị trường của mình vì không có sự chú trọng đầy đủ tới việc bảo hộ nhãn hiệu. Thực tế cho thấy rằng, trong hoạt động thương mại, doanh nghiệp không chỉ cần chú trọng đến khâu sản xuất, mở rộng thị trường mà còn phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. Vậy, Nhãn hiệu trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được quy định như thế nào? Hãy cùng Tư vấn Luật L&K tìm hiểu vấn đề này: ‘

Khái niệm nhãn hiệu:
Theo Luật SHTT Việt Nam năm 2005, khái niệm nhãn hiệu được quy định tại điều 4 như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”
Chức năng của nhãn hiệu:
– Chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ
– Chức năng thông tin về nguồn gốc hàng hóa dịch vụ
– Chức năng thông tin về sản phẩm
– Chức năng thông tin về triển vọng của sản phẩm trên thị trường
Nhãn hiệu trong pháp luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây ( điều 72 Luật SHTT )
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu ( điều 73 Luật SHTT )
– Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một số dấu hiệu
– Các dấu hiệu làm sai lệch gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ
Trên đây là những thông tin cơ bản về Nhãn hiệu trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nếu bạn còn những vướng mắc, băn khoăn, chúng tôi rất vui lòng giải đáp giúp bạn. Xin liên hệ số điện thoại: 0983.621.859 hoặc đia chỉ mail : [email protected] để nhận được sự tư vấn và các dịch vụ pháp lý
- Điều kiện và quy trình đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- Thành lập Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
- Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế ở Việt Nam
- Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam
- Các điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam
- Tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Tư vấn và dịch vụ đăng ký sáng chế
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015