Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế ở Việt Nam
Sáng chế(patent) là giải pháp kỹ thuật (GPKT) dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Các giải pháp này có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền GPHI, Điều kiện bảo hộ đối với sáng chếlà nếu không phải là hiểu biết thông thường, có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp.
Điều kiện bảo hộ đối với sáng chếở Việt Nam:
1 Giải pháp kỹ thuật
Trước hết sáng chế phải là những GPKT, có nghĩa là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/ hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Các giải pháp này có thể thuộc các dạng như vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện); chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm); vật liệu sinh học (gen; thực vật, động vật biến đổi gen…); và quy trình (quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý)

2 Tính mới
Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế là các GPKT này phải có tính mới. Ở đây “mới” có nghĩa là không trùng với những GPKT đã nộp đơn hoặc được bảo hộ; chưa bị bộc lộ công khai ngoài ý muốn của chủ thể, dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả tới mức một người trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được giải pháp đó
3 Khả năng áp dụng
Theo Điều 62 Luật SHTT, sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Để thoả mãn các Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế này, các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết phải được trình bày một cách rõ ràng đầy đủ đến mức cho phép người có trình độ hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra và có thể sử dụng, khai thác giải pháp đó nhiều lần với kết quả như nhau và giống với kết quả nêu trong đơn
4 Trình độ sáng tạo – tính không hiển nhiên
Theo Điều 61 Luật SHTT, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các GPKT đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng
Trên đây là những thông tin cơ bản về Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế ở Việt Nam. Nếu bạn còn những vướng mắc, băn khoăn, chúng tôi rất vui lòng giải đáp giúp bạn. Xin liên hệ số điện thoại: 0983.621.859 hoặc đia chỉ mail : [email protected] để nhận được sự tư vấn và các dịch vụ pháp lý
Xem thêm: Các điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam
- Điều kiện và quy trình đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- Thành lập Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
- Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam
- Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam
- Nhãn hiệu trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
- Các điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam
- Tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Tư vấn và dịch vụ đăng ký sáng chế
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015