Nguyên tắc xây dựng định mức lao động đối với doanh nghiệp
Định mức lao động là gì?
Định mức lao động (ĐMLĐ) là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra của một hay một số người lao động (NLĐ) trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc quy định lượng thời gian cần để hoàn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm.
Xây dựng định mức lao động là điều kiện để tăng năng suất lao động; Cơ sở để tăng năng suất lao động và tổ chức lao động hằng ngày. Định mức lao động và định mức hao phí vật tư, tiền vốn là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính trong năm. Mức lao động cùng với xếp bậc công việc là căn cứ để trả công cho người lao động.
XEM THÊM:
Các quy định chung về Hợp đồng lao động
Tổng hợp công việc doanh nghiệp cần lưu ý trong lĩnh vực lao động
1. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động
Có 5 nguyên tắc xây dựng định mức lao động (theo Điều 8 Nghị định 49/2013/NĐ-CP):
1. Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý;
2. Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
3. Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
+ Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày khi áp dụng thử.
+ Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
+ Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lai mức lao động.
5. Mức lao động phải được định kỳ ra soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
+ Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tố chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện;
+ Gửi cơ quan quản lý về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
2. Một số thuật ngữ liên quan đến định mức lao động
Sản phẩm của định mức lao động (ĐMLĐ) là xây dựng được Mức sản lượng và Mức thời gian.
Mức sản lượng (MSL): là số lượng đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc được quy định cho 1 người lao động (NLĐ) hay 1 nhóm người lao động phải hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian nhất định. MSL có đơn vị đo là đơn vị sản phẩm/giây, phút, giờ, ca.
Mức thời gian (MTG): là lượng thời gian hao phí, được quy định cho 1 hoặc 1 nhóm NLĐ để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc. MTG có đơn vị đo là giây, phút, giờ,…/1 đơn vị sản phẩm.
Bước công việc: là một phần của quá trình sản xuất, do 1 hoặc 1 nhóm NLĐ thực hiện tại một nơi làm việc nhất định, thực hiện trên 1 đối tượng lao động nhất định và được chia ra thành các thao tác, các động tác, các cử động.
——————————————————————————————————————————————————-———————————————
Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách hàng.
Tư vấn Luật L&K luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng là thước đo.
Mọi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
![]() |
Tư vấn Luật L&K– Tư vấn trực tiếp, nhanh chóng qua SĐT: 0983.621.859 – Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: 85 Định Công Thượng, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội – Tư vấn qua Email: [email protected] – Tư vấn ngoài trụ sở Văn phòng: Liên hệ 0983.621.859 để đặt lịch gặp Luật sư tư vấn Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! |
- Thủ tục góp vốn vào công ty bằng tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Một số lưu ý về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn
- Thời hạn thực hiện đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh cá thế
- Các loại thuế phải nộp đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Một số lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động cần lưu ý
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản năm 2020
- Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản
- Những lưu ý cần biết khi sử dụng lao động nữ đang mang thai
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015