Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập
.Khi thành lập doanh nghiệp bạn thường mất nhiều thời gian trong việc chọn loại hình doanh nghiệp (DN) nào phù hợp trong khi có quá nhiều sự lựa chọn. Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng. Bởi vì nó liên quan mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của DN sau này.
Hiểu được những nỗi băn khoăn ấy, Tư vấn Luật L&K trân trọng được chia sẻ những thông tin bổ ích về các loại hình doanh nghiệp nhằm mục đích giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho mình loại hình công ty phù hợp.
Nhìn chung, các loại hình DN khác nhau ở những điểm cơ bản sau:
- Số lượng thành viên góp vốn, mối quan hệ giữa các thành viên.
- Mức độ chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn góp
- Tư cách pháp nhân
- Cơ cấu tổ chức, quản lý
- Khả năng huy động vốn
Đặc điểm, ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh Nghiệp (LDN), Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là loại hình DN, trong đó:
- Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN;
- DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh;
- DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc CTCP.
=> Loại hình doanh nghiệp dễ điều hành nhất.
– Ưu điểm:
- Thủ tục thành lập công ty đơn giản.
- Do DN có một chủ sở hữu duy nhất nên hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề
- Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng
- DN ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình DN khác.
- DNTN là loại hình DN đơn giản, cơ cấu gọn nhẹ phù hợp. Thường các ngành nghề kinh doanh sau: bán văn phòng phẩm, , bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng, dịch vụ phục vụ cà phê, nước giải khát, bán tạp hóa…được khách hàng lựa chọn loại hình DNTN.
– Nhược điểm:
Do DNTN không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ DNTN phải chịu là cao. Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản. Và chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DN trước pháp luật dù đang cho thuê DN hoặc thuê người làm Giám đốc quản lý DN.
2. Công ty hợp danh
Theo quy định tại Điều 172 LDN, Công ty hợp danh (CTHD) là loại hình doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
– Ưu điểm:
-
CTHD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN);
- Các thành viên góp vốn vào công ty hầu hết đều có quen biết và tin tưởng lẫn nhau cùng góp vốn làm kinh doanh. Do đó, việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình DN khác và các thành viên làm việc với nhau cũng tạo ra hiệu suất cao hơn trong công việc;
- Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nên dễ tạo niềm tin và sự tin tưởng cho khách hàng;
- Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp. Do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
– Nhược điểm:
- CTHD thường ít khi được lựa chọn để thành lập doanh nghiệp do CTHD được thành lập dựa trên sự quen biết, tin tưởng tuyệt đối giữa các thành viên hợp danh.
- CTHD có chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
- Công ty không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Hiện nay, tại nước ta loại hình doanh nghiệp này được lựa chọn khá nhiều đối với các DN mới thành lập. Trong loại hình này lại chia ra làm 2 loại là Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên.
* Đối với Công ty TNHH 1 thành viên:
Theo quy định tại Điều 73 LDN, Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp, trong đó:
Công ty TNHH một thành viên là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Ưu điểm:
- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCNĐKDN;
- Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản.(chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh);
- Trong suốt thời gian hoạt động không được giảm vốn điều lệ.
– Nhược điểm:
- Khó khăn trong việc huy động vốn. Công ty TNHH một thành viên khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
* Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Theo quy định tại Điều 47 LDN, Công ty TNHH hai thành viên là loại hình doanh nghiệp, trong đó:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.
– Ưu điểm:
- Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCNĐKDN;
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
– Nhược điểm:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không có quyền phát hành cổ phần;
- Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ hơn so với các công ty hợp danh hay DNTN;
- Đối với một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào DN nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu.
4. Công ty Cổ Phần
Theo quy định tại Điều 110 LDN, Công ty cổ phần (CTCP) là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
Loại hình công ty này thường được lựa chọn khi có nhiều người góp vốn. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông là người sở hữu cổ phần trong công ty. Khác với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì số lượng cổ đông của CTCP tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có một số ưu nhược điểm như sau:
– Ưu điểm:
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn. Tức là cổ động chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Ngoại trừ, các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCNĐKDN;
- CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Do đó việc huy động vốn trở nên dễ dàng, linh hoạt hơn.
– Nhược điểm:
- Việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn;
- Việc thành lập cũng phức tạp hơn do bị ràng buộc bởi pháp luật về chế độ tài chính, kế toán;
- Đối với CTCP sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông… Vậy nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trên đây là những ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Nếu bạn còn những vướng mắc, băn khoăn, chúng tôi rất vui lòng giải đáp giúp bạn. Xin liên hệ số điện thoại: 0961 961 043 hoặc địa chỉ mail : [email protected] để nhận được sự tư vấn chi tiết hơn và các dịch vụ pháp lý.
Có thể quan tâm:
Điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên
Tư vấn và Dịch vụ đăng ký thành lập Công ty cổ phần trên cơ sở chia, tách, hợp nhất
- Hồ sơ, thủ tục bổ sung thông tin cổ đông mới và cách chia lợi nhuận
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- DOANH NGHIỆP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LUẬT?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020?
- Xây dựng và thông báo Thang bảng lương trong doanh nghiệp
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Tổng hợp các công việc về lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015