Một số điểm lưu ý về hợp đồng đào tạo lao động trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp có rất nhiều loại Hợp đồng lao động ký với Người lao động. Trong số đó Hợp đồng đào tạo là một loại hình có ít quy định của pháp luật. Các vấn đề xoay quanh Hợp đồng đào tạo khá phức tạp như chi phí đào tạo, thời gian đào tạo, cam kết làm việc cho doanh nghiệp sau khi đào tạo…. Ở bài viết này Tư vấn Luật L&K tới Quý khách một số khía cạnh pháp lý về loại hình hợp đồng này.

XEM THÊM:

Dịch vụ Tư vấn và soạn thảo hợp đồng lao động tại Tư vấn Luật L&K

Hợp đồng là gì

Tư vấn và dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh – Tư vấn Luật L&K

Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại Hà Nội

1. Hợp đồng đào tạo là gì?

Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.[…]

Như vậy, khi doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đang làm việc; hoặc, có hoạt động tuyển người vào đào tạo, dạy nghề để làm việc cho mình, sử dụng nguồn kinh phí của doanh nghiệp hoặc đối tác tài trợ của doanh nghiệp thì cần thực hiện giao kết hợp đồng đào tạo (đảm bảo các nội dung chính yếu theo luật định).

Hợp đồng đào tạo có hai loại là:

+ Hợp đồng đào tạo đối với người đang làm việc tại doanh nghiệp;

+ Hợp đồng đào tạo đối với người chưa làm việc tại doanh nghiệp.

2. Giao kết hợp đồng đào tạo

Hợp đồng đào tạo đối với người đang làm việc tại doanh nghiệp hoặc Hợp đồng đào tạo đối với người chưa làm việc tại doanh nghiệp phải được lập thành ít nhất 02 bản để mỗi bên giữ lấy 01 bản và phải bao gồm những nội dung chính yếu sau:

1. Nghề đào tạo;

2. Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

3. Chi phí đào tạo;

4. Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho doanh nghiệp sau khi được đào tạo;

5. Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

6. Trách nhiệm của doanh nghiệp.

Trong đó, “Chi phí đào tạo” bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học; trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài. Doanh nghiệp nên quy định rõ các chi phí này để thuận lợi hơn nếu phải buộc người lao động hoàn trả chi phí đào tạo.

Lưu ý khi thực hiện hoạt động đào tạo cho các đối tượng chưa là người lao động của mình thì doanh nghiệp cũng phải chú ý các vấn đề sau:

1. Các đối tượng này phải từ đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2. Trong thời gian được đào tạo, nếu các đối tượng này trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thoả thuận. Tiền lương này không cần đáp ứng yêu cầu về tiền lương tối thiểu vùng; do chưa phải là người lao động (chưa làm việc theo hợp đồng lao động) của doanh nghiệp.

3. Hết thời hạn đào tạo, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động nếu thỏa mãn các điều kiện của nhau.

Trong thực tế, Hợp đồng đào tạo và Hợp đồng thử việc thường có mối quan hệ với nhau theo hướng diễn ra song song. Tức là, khi bắt đầu thời hạn thử việc thì cũng đồng thời được đào tạo luôn.

3/ Người lao động ký kết hợp đồng đào tạo có được đóng BHXH hay không?

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi giao kết các loại hợp đồng sau đây:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động gồm có:

+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động);

+ Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Người lao động làm việc theo hợp đồng làm việc như: cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan;…

=> Người lao động chỉ ký kết hợp đồng đào tạo không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, có thể thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp, nếu các bên có nhu cầu muốn tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động thì có thể thực hiện bằng cách sau:

– Trường hợp 1: Đối với người chưa làm việc tại doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể thực hiện ký kết hợp đồng lao động với người lao động với thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, khi đó hợp đồng đào tạo tồn tại song song với hợp đồng lao động và người lao động sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo luật định.

– Trường hợp 2: Đối với người đang làm việc tại doanh nghiệp

Trong hợp đồng có thể quy định điều khoản người lao động vẫn được hưởng lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác theo hợp đồng lao động đã giao kết và không chấm dứt hợp đồng lao động đã có. Khi đó, hợp đồng đào tạo và hợp đồng lao động cùng có hiệu lực và người lao động vẫn tham gia BHXH theo hợp đồng lao động đã giao kết.

——————————————————————————————————————————————————————————————————

Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách. 

Tư vấn Luật L&K  luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng là thước đo. 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Tư vấn Luật L&K 

– Tư vấn trực tiếp, nhanh chóng qua SĐT: 0983.621.859 

– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: 311 Thụy Khuê, Tây hồ, Hà Nội.

– Tư vấn qua Email: [email protected]

– Tư vấn ngoài trụ sở Văn phòng: Liên hệ 0983.621.859 để đặt lịch gặp Luật sư tư vấn

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Tin liên quan