Không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm xử phạt thế nào?

Nếu các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà không thực hiện thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Qua bài viết này, Tư vấn Luật L&K xin tư vấn, cung cấp cho khách hàng thông tin về việc xử lý vi phạm khi không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm xử phạt ra sao?

Nhìn-bề-ngoài-các-thực-phẩm-này-có-vẻ-sạch-nhưng-thực-tế-lại-nhiễm-độc-vượt-quá-quy-định-cho-phép

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất; mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm gây thiệt hại thì phải bồi thường; Và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này; hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất; mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Quy định về mức phạt đối với vi phạm không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm: Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; mức phạt cao nhất xử lý vi phạm hành chính không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Xem thêm thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ti đây

Trên đây là Xử lý vi phạm khi không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Nếu bạn còn những vướng mắc, băn khoăn, chúng tôi rất vui lòng giải đáp giúp bạn. Xin liên hệ số điện thoại: 0369.131.905 hoặc đia chỉ mail : [email protected]  để nhận được sự tư vấn và các dịch vụ pháp lý

Tin liên quan