Hồ sơ thủ tục thẩm định kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Tư vấn Luật L&K tư vấn Giấy phép hóa chất, thủ tục thẩm định kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất… Liên hệ 0369 131 905.
Nội dung liên quan:
– Nội dung biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
– Nội dung kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
– Thành lập công ty kinh doanh hóa chất
1. Quy định chung về thủ tục thẩm định kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
– Danh mục hóa chất phải thực hiện thủ tục thẩm định kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất: Danh mục hóa chất nguy hiểm tại Phụ lục IV Nghị định 113/2017 hướng dẫn Luật Hóa chất.
– Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ ít nhất 01 hóa chất thuộc phụ lục IV với khối lượng tồn trữ tại 1 thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi hoạt động.
– Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản tại Điều 39 Luật Hóa chất 2007.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị thẩm định kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
2.1 Hồ sơ
– Văn bản đề nghị thẩm định kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.
– Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất gồm 09 bản.
2.2 Thủ tục
Thời hạn thẩm định, phê duyệt là 22 ngày làm việc. Kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan thẩm định.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong 03 ngày làm việc, từ ngày tiếp nhận, cơ quan thẩm định thông báo bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
c) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định Kế hoạch. Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua HĐTĐ.
d) Trường hợp Kế hoạch không được thông qua, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại. Hồ sơ, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với nộp hồ sơ lần đầu.
đ) Trường hợp Kế hoạch được thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nêu tại Biên bản thẩm định và gửi văn bản giải trình, 01 bản điện tử và 07 bản in Kế hoạch đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định cho cơ quan thẩm định;
e) Trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
g) Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, cơ quan thẩm định chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện dự án gồm: Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
2.3 Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định
a) Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) do cơ quan phê duyệt Kế hoạch thành lập. Thành phần gồm đại diện cơ quan thẩm định và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi thực hiện dự án: cơ quan quản lý chuyên ngành; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Hội đồng có thể bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan.
b) HĐTĐ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phản biện, Ủy viên thư ký và các Ủy viên. Tổng số thành viên tối thiểu là 07 người, tối đa là 09 người.
2.3.2 Hoạt động
c) HĐTĐ có trách nhiệm kiểm tra thực tế, tiến hành đánh giá, thẩm định và chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định;
d) HĐTĐ hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể giữa các thành viên trong Hội đồng. Lập Biên bản thẩm định theo mẫu quy định. Việc đánh giá Kế hoạch thực hiện thông qua phiếu đánh giá. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động, tự giải thể sau khi Kế hoạch được phê duyệt;
2.3.3 Nguyên tắc biểu quyết
đ) HĐTĐ chỉ tiến hành họp khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 thành viên. Trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Chỉ những thành viên Hội đồng tham gia họp HĐTĐ mới được tham gia bỏ phiếu đánh giá Kế hoạch.
e) Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt kết luận thẩm định Kế hoạch theo nguyên tắc sau: Kế hoạch được thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung nếu có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua và các thành viên còn lại đều đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung. Kế hoạch không được thông qua nếu có trên 1/3 thành viên Hội đồng tham gia họp không đồng ý thông qua; các trường hợp khác, Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung.
2.4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a) Trong quá trình hoạt động hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Lưu giữ Bản Kế hoạch đã được phê duyệt tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
c) Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành trung ương hoặc địa phương;
d) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về cơ quan thẩm định xem xét, quyết định. Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch, hồ sơ, thủ tục thẩm định và phê duyệt Kế hoạch thực hiện như lần đầu.
2.5 Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức việc thẩm định, phê duyệt.
b) Hướng dẫn trình bày, bố cục và nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ. Thanh kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
2.6 Trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh
Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
Nếu có bất kỳ thắc mắc pháp lý nào liên quan đến các loại Giấy phép hóa chất vui lòng liên hệ: 0369 131 905 hoặc [email protected] để được tư vấn trực tiếp.
- Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
- Cấp giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF
- Cấp điều chỉnh giấy phép sản xuất hóa chất bảng 2, bảng 3
- Cấp giấy phép sản xuất hóa chất bảng 2, bảng 3
- Thủ tục cấp điều chỉnh giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
- Thủ tục cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
- Hồ sơ và thời hạn của Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp
- Thủ tục cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
- Dịch vụ làm Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp tại Tư vấn Luật L&K
- 04 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất là gì?
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015