Hướng dẫn trình bày kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất bắt buộc đối với danh mục hóa chất tại phụ lục IV, nghị định 113/2017/NĐ-CP. Dưới đây, Tư vấn Luật L&K hướng dẫn Quý khách xây dựng như sau:

Bài viết liên quan:

– Hướng dẫn phân loại và ghi nhãn hóa chất

– Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất hóa chất

– Thủ tục cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.

1. Hướng dẫn trình bày kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

1.1 Kỹ thuật trình bày

Khổ giấy: A4 (210mm x 297mm).

Kiểu trình bày: Theo chiều dài của trang giấy khổ A4.

Định lề: Lề trên: từ 20 – 25mm; lề dưới: 20mm; lề trái: 30 -35mm; lề phải: 20mm

Phần Header: Bên trái ghi tên đơn vị, bên phải ghi kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Phần Foodter: Dùng Insert Page number canh giữa dòng (ví dụ: Trang 1/7).

Phông chữ: Sử dụng kiểu Time New Roman, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng của trình soạn thảo Microsoft.

Mật độ bình thường không nén hoặc dãn khoảng cách  giữa các chữ: Paragraph (Before 6pt, After: 0pt, Line: Single).

1.2 Cách trình bày nội dung, kế hoạch, biện pháp

– Nội dung: Ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, không lạm dụng các chữ viết tắt, các từ tiếng Anh thông dụng. Không viết tắt các cụm từ dài hoặc ít xuất hiện. Nếu có các thuật ngữ hoặc từ viết tắt phải có giải thích từ ngữ.

– Các tiểu mục được định dạng tự động, nhiều nhất 4 chữ số. Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục (Ví dụ: có mục 2.1.1 thì phải có 2.1.2).

– Hình vẽ, bản vẽ biểu mẫu phải có chú thích hình, đánh số thứ tự. Hình ảnh phải rõ, không được nén, kéo dãn quá quy định.

– Bìa kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất đóng bìa cứng màu xanh và chữ nhũ vàng (Sau khi đã chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định). Gáy ghi tên đơn vị và năm thực hiện.

– Bìa lót: Như trang bìa, in giấy thường, có chữ ký của đại diện chủ đầu tư ghi rõ họ tên, đóng dấu.

– Mục lục: Làm mục lục tự động trong Word.

– Danh mục các bảng biểu.

– Bản đồ mô tả vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất): In màu trên khổ giấy A3.

– Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian: In trên khổ A3.

– Phụ lục (nếu có): Được trình bày trên các trang giấy riêng. Từ “Phụ lục” và số thứ tự của phụ lục (trường hợp có từ 2 phụ lục trở lên) được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng đậm. Tiêu đề (tên) của phụ lục được trình bày canh giữa, bằng in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

2. Mẫu trang bìa kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

TÊN ĐƠN VỊ…….( Times New Roman Bold size 16)                Năm ……

CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) (Times New Roman (Bold, size 15)

TÊN ĐƠN VỊ(Times New Roman (Bold, size 16)

———𝛗——-

 

 

 

LO GO

(Nếu có)

 

 

KẾ HOẠCH/BIỆN PHÁP

PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT CỦA . . .

(Times New Roman Bold, size 20, chữ đứng)

Địa chỉ (Dự án, cơ sở hóa chất):……………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên địa danh . . . . tháng . . .  năm . . .

(Times New Roman 14, chữ đứng, đậm)

Tin liên quan