Giấy phép vận chuyển lợn ra khỏi địa bàn tỉnh – Kiểm dịch động vật

Hiện nay, có rất nhiều ổ dịch bệnh lở mồm long móng xuất hiện trên địa bàn toàn quốc. Chính vì nguyên nhân đó mà các cơ quan có thẩm quyền siết chặt các đầu mối cung cấp lợn và phương tiện vận chuyển lợn đi ra khỏi địa bàn tỉnh. Tư vấn Luật L&K sẽ tư vấn cho quý khách hàng các giấy phép cần thiết để có thể kinh doanh và vận chuyển lợn sang các địa bàn tỉnh khác.

I. Điều kiện về cơ sở chăn nuôi. (Điều 11 Nghị định 66/2016/NĐ-CP)

Đối với cơ sở chăn nuôi lợn trên 300 con nái sinh sản hoặc trên 500 con gồm lợn nái và lợn nuôi lấy thịt hoặc trên 1.000 con nuôi lấy thịt cần đảm bảo những điều kiện sau:

1. Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y;

2. Có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; nước thải đảm bảo đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62 – MT: 2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi.

3. Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải.

4. Có hệ thống cung cấp nước cho sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.

II. Điều kiện để vận chuyển lợn ra khỏi địa bàn tỉnh chăn nuôi:

Các cơ sở chăn nuôi lợn muốn vận chuyển lợn ra khỏi địa bàn tỉnh phải có giấy kiểm dịch động vật của cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ theo Phục lục XI thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT:

Đối với các cơ sở chăn nuôi chưa được công nhận an toàn dịch bệnh, chưa được giám sát dịch bệnh định kỳ theo quy định hoặc chưa được phòng bệnh bằng vắc xin hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ: Lấy mẫu giám sát định kỳ 6 tháng 1 lần; đối với cơ sở thu gom, kinh doanh động vật: Lấy mẫu giám sát định kỳ 3 tháng 1 lần.

Trường hợp, chủ cơ sở không thực hiện việc giám sát định kỳ thì cơ quan kiểm dịch động vật nội địa lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu theo từng lô hàng.

III. Thủ tục lấy mẫu kiểm dịch động vật. (Điều 4 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT)

Trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền.

1. Hồ sơ kiểm dịch động vật

– Đơn đăng ký kiểm dịch động vật.

– Các giấy tờ chứng minh tiêm chủng cho động vật chăn nuôi.

2. Trình tự, thủ tục lấy mẫu kiểm dịch động vật:

a) Kiểm tra lâm sàng;

b) Lấy mu xét nghiệm bệnh;

c) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

d) Hướng dn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

đ) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

e) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;

g) Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

IV. Các dịch vụ Công ty TNHH Thành Thái Và Đồng Nghiệp thực hiện

Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ:

    ….

Ngoài ra, Công ty TNHH Thái Thái và Đồng Nghiệp sẽ giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng khi có nhu cầu kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại Việt Nam. Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. Mọi sự thắc mắc về kiểm dịch xin liên hệ với chúng tôi.

Tin liên quan