Khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước

Khi doanh nghiệp nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước vào cửa khẩu Việt Nam sẽ phải khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Tư vấn Luật L&K sẽ tư vấn cho Quý khách hàng thủ tục khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước.

I. Thành phần hồ sơ

1. Đơn khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

2. Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp nộp bản sao hoặc tại thời Điểm gửi hồ sơ chưa cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa.

II. Trình tự, thủ tục khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

1. Khai báo kiểm dịch

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thông báo cho chủ hàng thời gian, địa Điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh theo quy định.

2. Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu

a) Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa Điểm cách ly kiểm dịch;

b) Nơi cách ly kiểm dịch được bố trí tại địa Điểm bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra và giám sát trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch.

Trường hợp động vật thủy sản nuôi ở lồng, bè trên biển thì phải được nuôi cách ly ở lồng, bè cách biệt với khu vực nuôi trồng thủy sản; nếu động vật thủy sản nuôi tại cơ sở trên đất liền phải được nuôi cách ly ở bể, ao riêng biệt.

c) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra Điều kiệu vệ sinh thú y bảo đảm Điều kiện để cách ly kiểm dịch và thông báo kết quả kiểm tra cho chủ hàng, Cục Thú y qua thư điện tử hoặc fax, sau đó gửi bản chính.

3. Nội dung kiểm dịch

a) Đối với động vật thủy sản sử dụng làm giống: Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định pháp luật.

b) Đối với động vật thủy sản thương phẩm: Lấy mẫu giám sát chất tồn dư độc hại; chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh thủy sản nếu phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh;

c) Thời gian nuôi cách ly kiểm dịch: Không quá 10 ngày đối với động vật thủy sản làm giống; Không quá 03 ngày đối với động vật thủy sản thương phẩm kể từ ngày cách ly kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn thời gian nêu trên thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Đối với sản phẩm động vật thủy sản: Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định pháp luật.

4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch

a. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu, thông báo cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến và để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b) Ngay sau khi kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật khỏe mạnh, các xét nghiệm bệnh theo quy định đạt yêu cầu, thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến và để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;

c) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

III. Các dịch vụ Công ty TNHH Thành Thái Và Đồng Nghiệp thực hiện

Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ:

    ….

Ngoài ra, Công ty TNHH Thái Thái và Đồng Nghiệp sẽ giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng khi có nhu cầu kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại Việt Nam. Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. Mọi sự thắc mắc về kiểm dịch động vật xin liên hệ với chúng tôi.

Tin liên quan