Điều kiện thành lập công ty bảo hiểm
Câu hỏi:
Xin chào Tư vấn Luật L&K, tôi tên là Nguyễn Thanh Tú. Tôi có vấn đề cần được tư vấn như sau: hiện nay, tôi đang có nhu cầu tham gia góp vốn để thành lập công ty bảo hiểm. Vậy, tôi cần đáp ứng điều kiện gì để có thể tham gia góp vốn thành lập được công ty bảo hiểm? Mong nhận được sự tư vấn từ phía công ty.
Trả lời:
Xin chào anh Tú, được biết anh đang có nhu cầu tham gia góp vốn để thành lập một công ty kinh doanh bảo hiểm, và đang băn khoăn không biết anh có đủ điều kiện đáp ứng để tham gia góp vốn thành lập công ty bảo hiểm hay không? Tư vấn Luật L&K với phương châm “Chuyên nghiệp, nhanh gọn, chính xác” là thước đo, “Thành công của khách hàng” là kết quả sẽ trả lời cho anh về vấn đề về điều kiện thành lập công ty bảo hiểm.

Anh muốn góp vốn để mở doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Anh có thể lựa chọn 1 trong 2 loại hình công ty là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Anh phải đáp ứng được điều kiện chung để thành lập doanh nghiệp và điều kiện riêng để thành lập một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Điều kiện để tham gia góp vốn thành lập một công ty kinh doanh bảo hiểm như sau:
I/ Điều kiện chung:
1.Chủ thể:
Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không thuộc các đối tượng bị cấm theo khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014.
b) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền. Không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để góp vốn.
c) Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
d) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
đ) Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
2. Tên công ty:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 2 thành tố:
+ Loại hình doanh nghiệp: thể hiện đúng loại hình của doanh nghiệp.
+ Tên riêng: Viết bằng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt, J, Z, F, W, số và ký hiệu.
Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Phần tên riêng có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài.
Tên của công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Trụ sở công ty:
Trụ sở chính là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Trường hợp đặt trụ sở tại khu nhà chung cư, thì chung cư đó phải được thiết kế, xây dựng nhằm mục đích để ở, và các mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại (nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp khoản 5 điều 3 TT 02/2016/TT-BXD)
Trường hợp đặt trụ sở tại khu tập thể thì người cho thuê hoặc người có quyền sử dụng phải là người sử dụng đất với mục đích riêng.
Không được sử dụng nhà tập thể sở hữu chung, nhà chung cư. Không đưa ra được giấy phép hoạt động cho thuê văn phòng thì sẽ không được làm trụ sở
4. Vốn điều lệ, vốn pháp định:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của 1 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và hình thức kinh doanh mang tính rủi ro cao.
5. Người đại diện theo pháp luật:
Công ty TNHH và CTCP có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định số lượng, chức danh, quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật có thể là người góp vốn, thành viên của doanh nghiệp hoặc được thuê theo HĐLĐ, quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật.
II/ Điều kiện riêng để góp vốn thành lập công ty bảo hiểm:
1. Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung nêu trên, thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đối với tổ chức nước ngoài:
– Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
– Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
– Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
– Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
b) Đối với tổ chức Việt Nam:
– Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;
– Tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ VNĐ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ xin Giấy phép.
2. Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:
a) Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập;
b) Trong thời hạn 03 năm từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty cổ phần bảo hiểm.
Nếu có bất cứ vấn đề pháp lý gì cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi. Hotline: 0961 961 043. Hoặc Emai: [email protected]. Tư vấn Luật L&K luôn sẵn sàng giải đáp!
- Hồ sơ, thủ tục bổ sung thông tin cổ đông mới và cách chia lợi nhuận
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- DOANH NGHIỆP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LUẬT?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020?
- Xây dựng và thông báo Thang bảng lương trong doanh nghiệp
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Tổng hợp các công việc về lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015