Cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

Đối với các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp và phương tiện đặc thù cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mới được phép đi vào hoạt động, và câu hỏi được đặt ra là thủ tục xin giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ như nào? xin giấy phép chứng nhận phòng cháy chữa cháy này ở đâu? Tư vấn Luật L&K sẽ tư vấn giải đáp cho các bạn các vấn đề này, để các bạn có thể thủ tục xin giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, với thủ tục đơn giản nhất.

  1. Điều kiện đi với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải là phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong hoặc động cơ phòng nổ và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng đệm theo quy định;

b) Ống xả của động cơ phải được đặt ở vị trí kín hoặc được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;

c) Hệ thống điện phải bảo đảm không phát sinh tia lửa; dây dẫn điện bằng lõi đồng phải bảo đảm cách điện và có tiết diện theo thiết kế;

d) Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy và không phát sinh tia lửa do ma sát;

đ) Phương tiện có mái che chống mưa, nắng;

e) Phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ có dây tiếp đất. ;

g) Có đủ trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

h) Bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;

i) Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường bộ, đường sắt phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ở kính phía trước và hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;

k) Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường thủy, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển.

2. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện vận chuyển

a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao

thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

b) Người làm việc, người phục vụ trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

3. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ;

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ; giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng, xi téc chứa chất, hàng nguy hiểm theo quy định của các Bộ, ngành; hợp đồng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

  1. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện và cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ; .
  2. Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ có hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển theo chuyến; có giá trị không quá 12 tháng đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển.

Tư vấn Luật L&K - PCCC

4.  Dịch vụ xin giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

4.1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng những vấn đề liên quan đến hoạt động xin giấy phép đủ điều kiên về phòng cháy chữa cháy;

4.2. Ngay sau khi ký hợp đồng dịch vụ tư vấn, Tư vấn Luật L&K sẽ tiến hành soạn hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan tới việc xin Giấy phép đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy cho khách hàng;

4.3. Thay mặt và đại diện cho Quý khách hàng tiến hành để nộp hồ sơ;

4.4. Theo dõi, bổ sung hồ sơ và trả lời của Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho Quý khách hàng;

4.5. Nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy tại cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cho khách hàng;

4.6. Soạn thảo Đơn khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép (Nếu có);

Tin liên quan