Cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản

Hiện nay, theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nếu cơ sở chăn nuôi thủy sản đáp ứng được đủ các điều kiện về pháp luật thì cơ sở chăn nuôi sẽ được cấp Giấy chứng nhận có sở an toàn dịch bệnh thủy sản. Tư vấn Luật L&K sẽ tư vấn cho Quý khách hàng về thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh cụ thể như sau:

 

I. Thành phần hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sơ cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản

+ Đơn đăng ký hoặc Văn bản đề nghị đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã ;

+ Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn; hoặc Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản; hoặc Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã;

+ Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh tại cơ sở;

+ Báo cáo kết quả khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu (đối với cơ sở có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu);

+ Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có);

+  VietGAP – đối với sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản thương phẩm còn hiệu lực (nếu có).

II. Yêu cầu đối với cơ sở cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản

a) Nước dùng trong sản xuất thủy sản giống phải được xử lý bảo đảm không mang mầm bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản;

b) Áp dụng biện pháp phù hợp để bảo vệ, ngăn chặn các loài động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, nuôi; đảm bảo không rò rỉ nước từ nơi nuôi, giữ động vật thủy sản ra môi trường bên ngoài và ngược lại;

c) Thủy sản giống nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát; được kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành;

d) Có nội quy, quy trình vệ sinh đối với từng công đoạn sản xuất, quản lý, sử dụng vật tư; quy trình xử lý khi dịch bệnh xảy ra tại cơ sở; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc dụng cụ sản xuất trước và sau khi sử dụng, vệ sinh cá nhân đối với người tham gia sản xuất, mua bán, vận chuyển, tham quan và phương tiện vào cơ sở;

đ) Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh;

e) Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.

III. Các dịch vụ Công ty TNHH Thành Thái Và Đồng Nghiệp thực hiện

Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ:

    ….

Ngoài ra, Công ty TNHH Thái Thái và Đồng Nghiệp sẽ giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng khi có nhu cầu kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại Việt Nam. Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. Mọi sự thắc mắc về kinh doanh rượu xin liên hệ với chúng tôi.

Tin liên quan