Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn thực phẩm như thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm như thế nào không phải ai cũng nắm được? Mặc dù đây là lĩnh vực gần gũi với đời sống của mỗi người. Do vậy, bài viết này Tư vấn Luật L&K gửi tới Quý khách thông tin về các hình thức xử phạt về An toàn thực phẩm.
Tham khảo thêm tại đây:
Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?
1. Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm;
b) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
c) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
d) Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt
2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
b) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;
đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm;
e) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm;
g) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm;
h) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị cho người bị ngộ độc;
i) Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển;
k) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
l) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn, thắc mắc về các vấn đề liên quan đến luật pháp hãy nhấc máy và gọi đến cho chúng tôi theo số điện thoại: 0369 131 905/ 081 4393 779 – Tư vấn Luật L&K – Dẫn lối thành công.
![]() |
CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆPĐịa chỉ : Phòng 201, Tầng 2 Tòa B10B, đường Nguyễn Chánh, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội Hotline : 0369 131 905/ 081 4393 779 Email: [email protected] Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! |
- Thủ tục góp vốn vào công ty bằng tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Một số lưu ý về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn
- Thời hạn thực hiện đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh cá thế
- Các loại thuế phải nộp đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Dịch vụ giấy phép cho thuê lại lao động tại Hà Nam
- Dịch vụ cấp giấp phép cho thuê lại lao động tại Thái Bình
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Bình Dương
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Hải Phòng
- Dịch vụ cấp giấy phép cho thuê lại lao động tại Hải Dương
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015