TƯ VẤN VỀ THỬ VIỆC TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Hợp đồng thử việc là sự thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động về các công việc phải làm, thời gian, quyền lợi được hưởng trong thời gian thử việc trước khi hai bên ký kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên không phải lúc nào trong các doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) có thể hiểu rõ và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật lao động về vấn đề thử việc. Tư vấn Luật L&K sẽ tư vấn và cung cấp những nội dung chính khi các bên tiến hành việc giao kết hoặc thỏa thuận về thử việc trước khi ký kết HĐLĐ chính thức.
1.Thử việc
Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ 2012) quy định về thử việc như sau:
1.1. NSDLĐ và NLĐ có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
1.2. Tuy nhiên nội dung của hợp đồng thử việc cần đáp ứng các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 BLLĐ 2012.
1.3. NLĐ làm việc theo HĐLĐ mùa vụ thì không phải thử việc.
2.Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 27 BLLĐ 2012:
2.1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2.2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
2.3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
3.Tiền lương trong thời gian thử việc
Theo quy định tại Điều 28 BLLĐ 2012 thì tiền lương của nLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
4.Kết thúc thời gian thử việc
Khi kết thúc thời gian thử việc doanh nghiệp phải ra một trong các quyết định sau:
4.1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
4.2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Hãy liên hệ Tư vấn Luật L&K : 0912.264.553 để được cung cấp dịch vụ nhanh nhất và chính xác nhất, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin, tư vấn và có những dịch vụ trợ giúp pháp lý tốt nhất để bạn lựa chọn.
- Hồ sơ, thủ tục bổ sung thông tin cổ đông mới và cách chia lợi nhuận
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- DOANH NGHIỆP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LUẬT?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020?
- Xây dựng và thông báo Thang bảng lương trong doanh nghiệp
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Tổng hợp các công việc về lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015