Tránh đồng nhất giữa mua bán cổ phần và chuyển nhượng cổ phần

Việc mua bán và chuyển nhượng cổ phần là hai giao dịch có bản chất pháp lý khác nhau. Tuy nhiên nhiều người đang hiểu nhầm đồng nhất hai giao dịch này là một. Vậy giữa hai giao dịch này khác nhau như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây tại Tư vấn Luật L&K.

1. Việc mua bán cổ phần chỉ thực hiện đối với công ty

Có hai loại giao dịch khác nhau về bản chất pháp lý: Mua bán và chuyển nhượng cổ phần.

Cổ phần của công ty được phát hành hay còn gọi là được bán trong hai trường hợp khi công ty bán mới được thành lập và khi tăng vốn cổ phần (vốn điều lệ). Khi đó vốn cổ phần được coi là tài sản thuộc sở hữu của công ty. Công ty sẽ bán cổ phần cho người mua là các cổ đông. Do đó quan hệ này là mua bán cổ phần chứ không phải là giao dịch chuyển nhượng.

Có hai trường hợp khác ngoài lần mua bán cổ phần khi thành lập và tăng vốn điều lệ cũng được coi là mua bán cổ phần. Đó là trường hợp công ty mua lại cổ phần của cổ đông và trường hợp bán lại số sổ phần đã mua cho cổ đông.

Trong hầu hết các trường hợp, pháp luật chứng khoán đồng nhất việc mua bán cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014 với việc mua bán cổ phiếu (tức là mua bán chứng khoán hay giấy tờ có giá). Việc công ty mua lại cổ phần theo Luật doanh nghiệp được Luật chứng khoán gọi là mua bán cổ phiếu quỹ.

Tham khảo thêm tại đây:

Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại Hà Nội

Tư vấn giải thể doanh nghiệp tại Hà Nội theo quy định hiện hành

Hợp đồng là gì?

2. Chuyển nhượng cổ phần là giao dịch giữa các cổ đông

2.1 Bản chất việc chuyển nhượng cổ phần

Khi cổ phần của công ty đã được chào bán cho cổ đông. Việc cổ đông “bán” cho người khác không còn được gọi là bán mà là được gọi là “chuyển nhượng”. Việc này tương tự như việc cá nhân và pháp nhân có thể mua đất (quyền sử dụng đất) của Nhà nước nhưng không mua bán mà chỉ chuyển nhượng đất đai. Vì đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước). Cổ đông có thể chuyển nhượng quyền mua cổ phần hoặc các chứng quyền khác theo Luật doanh nghiệp.

Cả mua bán cổ phần và cổ phiếu nói chung đều được pháp luật chứng khoán quy định là giao dịch mua bán chứng khoán là giấy tờ có giá, gồm cổ phiếu, quyền mua cổ phần và các chứng quyền khác (dù được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán, ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử). Các giao dịch này được gọi là mua bán cổ phiếu nói riêng và mua bán chứng khoán nói chung mà không gọi là chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu.

2.2 Các hạn chế đối với việc chuyển nhượng cổ phần

Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ đông và cổ phần sáng lập không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng kí thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty [Khoản 4 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014].

Trường hợp điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần

Các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Với quy định này của Luật, có thể hiểu rằng nếu Điều lệ công ty mặc dù đã quy định hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần nhưng cổ phiếu thể hiện dưới hình thức chứng chỉ không “nêu rõ” điều đó hoặc cổ phiếu thể hiện dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử thì cũng không có giá trị hạn chế chuyển nhượng. Đối với những cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì sẽ không được phép hạn chế việc chuyển nhượng vì không “được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng”.

Hết thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cổ đông sáng lập đương nhiên trở thành cổ đông phổ thông. Cổ phần sáng lập đương nhiên trở thành cổ phần phổ thông. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông cũng được loại bỏ sau thời hạn 3 năm.

Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách. Ngoài ra, Tư vấn Luật L&K cung cấp các dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Các loại Giấy phép con. Tư vấn nội bộ, hợp đồng …. khi Quý khách hàng có nhu cầu.

Tư vấn Luật L&K  luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. 

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn kịp thời, dịch vụ nhanh gọn, chính xác!

CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Địa chỉ : 311 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại : 0983.621.859       Email: [email protected]

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Tin liên quan