Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Hàng năm trên cả nước có hàng trăm nghìn vụ cháy, nổ nguy hiểm mà nguyên nhân chủ yếu là do không đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy (pccc). Để đáp ứng nhu cầu về pccc của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ kinh doanh pccc ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên đây là ngành nghề có điều kiện, yêu cầu doanh nghiệp khi kinh doanh phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Vậy điều kiện để được cấp phép là gì, Tư vấn Luật L&K xin hướng dẫn Quý khách hàng thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:
1, Các loại hình kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Các ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:
– Tư vấn thiết kế;
– Tư vấn thẩm định;
– Tư vấn giám sát;
– Tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật;
– Thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
– Tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy;
– Sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
– Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
– Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.
2, Điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất
2.1. Ngành Tư vấn thiết kế về PCCC
2.1.1. Nhân lực:
Người đứng đầu doanh nghiệp:
Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC .
Cán bộ chuyên môn:
– Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về PCCC;
– Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế về PCCC.
2.1.2. Cơ sở vật chất:
Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn thiết kế về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản)
VD: Có văn phòng làm việc và thiết bị cơ bản như máy in, máy tính thiết kế, máy photo.

2.2. Ngành Tư vấn thẩm định về PCCC
2.2.1. Nhân lực
Người đứng đầu doanh nghiệp:
Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC
Cán bộ chuyên môn:
– Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về PCCC;
– Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thẩm định về PCCC.
2.2.2. Cơ sở vật chất:
Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn thẩm định về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản)
2.3. Ngành Tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC
2.3.1. Nhân lực
Người đứng đầu doanh nghiệp:
Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC
Cán bộ chuyên môn:
– Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC;
– Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC.
2.3.2. Cơ sở vật chất:
Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản)
2.4. Ngành Tư vấn giám sát về PCCC
2.4.1. Nhân lực
Người đứng đầu doanh nghiệp:
Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC
Cán bộ chuyên môn:
– Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về PCCC;
– Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì giám sát về PCCC.
2.4.2. Cơ sở vật chất:
Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn giám sát về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản)

2.5. Ngành Thi công, lắp đặt hệ thống PCCC
2.5.1. Nhân lực
Người đứng đầu doanh nghiệp:
Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC
Cán bộ chuyên môn:
Có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công về PCCC
2.5.2. Cơ sở vật chất:
Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện thi công, lắp đặt hệ thống PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản)
2.6. Ngành Tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC
2.6.1. Nhân lực
Người đứng đầu doanh nghiệp:
Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC
Cán bộ chuyên môn:
Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về PCCC; hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC ít nhất 06 tháng
2.6.2. Cơ sở vật chất:
Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản)
2.7. Ngành Sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC
2.7.1. Nhân lực
Người đứng đầu doanh nghiệp:
Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC
Cán bộ chuyên môn:
Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về PCCC; hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC ít nhất 06 tháng
2.7.2. Cơ sở vật chất:
Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản)
2.8. Ngành Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC
2.8.1. Nhân lực
Người đứng đầu doanh nghiệp:
Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC
Cán bộ chuyên môn:
Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về PCCC; hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC ít nhất 06 tháng
2.8.2. Cơ sở vật chất:
Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản)
2.9. Ngành Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC
2.9.1. Nhân lực
Người đứng đầu doanh nghiệp:
Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC
Cán bộ chuyên môn:
Có ít nhất 02 người có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC
2.9.2. Cơ sở vật chất:
Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản)
3, Thành phần hồ sơ
– Văn bản đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy ;
– Bản sao (có công chứng hoặc có bản gốc kèm theo để đối chiếu) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở;
– Danh sách cá nhân có chứng chỉ về PCCC phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ PCCC của doanh nghiệp, cơ sở; có kèm theo bản sao chứng chỉ và bản sao (có công chứng hoặc có bản gốc kèm theo để đối chiếu) quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân;
– Bản sao (có công chứng hoặc có bản gốc kèm theo để đối chiếu) văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân;
– Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.
– Chứng minh thư/Căn cước công dân của chủ doanh nghiệp (Bản sao công chứng)
4, Thời gian làm việc:
07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5, Thẩm quyền cấp phép
Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC cho doanh nghiệp, cơ sở thuộc các bộ, ngành ở Trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Giám đốc Cảnh sát PCCC cấp tỉnh, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an cấp tỉnh cấp, đổi, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC cho các doanh nghiệp, cơ sở ở địa phương và những trường hợp do Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH ủy quyền.
Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Tư vấn Luật L&K. Bài viết mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ đến Tư vấn Luật L&K theo hotline: 0982 9988 24 hoặc email: [email protected]. Tư vấn Luật L&K chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.
Có thể bạn quan tâm:
Nội quy phòng cháy chữa cháy trong Công ty
Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy nhanh tại Hà Nội
Thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy với các dự án
- Thủ tục góp vốn vào công ty bằng tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Một số lưu ý về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn
- Thời hạn thực hiện đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh cá thế
- Các loại thuế phải nộp đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Một số lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động cần lưu ý
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản năm 2020
- Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản
- Những lưu ý cần biết khi sử dụng lao động nữ đang mang thai
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015