Thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là một trong những yếu tố hình thức để nhận diện doanh nghiệp, để phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Tên doanh nghiệp cũng là một trong những thông tin bắt buộc được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, khi có ý định thay đổi tên doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp không những chỉ phải quan tâm đến các yếu tố về tên tuổi, thương hiệu và các lợi ích kinh tế gắn liền với tên của doanh nghiệp mình mà cũng cần phải quan tâm đến việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan để hợp pháp hóa cho tên mới của doanh nghiệp.
-
Lựa chọn tên mới cho doanh nghiệp:
Giống với việc chọn tên khi lần đầu tiên đăng ký thành lập doanh nghiệp, tên doanh nghiệp khi thay đổi cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện về đặt tên doanh nghiệp và không vi phạm những điều cấm về đặt tên doanh nghiệp quy định tại luật Doanh nghiệp 2014.
Quan trọng nhất khi lựa chọn tên mới cho doanh nghiệp đó là việc tra cứu để biết được tên định đặt có bị trùng hay gây nhầm lẫn với tên của bất kỳ công ty nào không. Khi chắc chắn tên doanh nghiệp không bị trùng hay gây nhầm lẫn và cũng không rơi vào trường hợp cấm của pháp luật thì doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.

-
Các bước tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp bao gồm:
– Thông báo đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh), của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên).
– Biên bản họp Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), của Đai hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh).
Bước 2: Nộp, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị và gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh trả kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký thay đổi:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đóng phí theo quy định.
Lưu ý: Ngoài những thủ tục như trên, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên doanh nghiệp mới thì doanh nghiệp đồng thời tiến hành khắc dấu mới và thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Hồ sơ, thủ tục bổ sung thông tin cổ đông mới và cách chia lợi nhuận
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- DOANH NGHIỆP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LUẬT?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020?
- Xây dựng và thông báo Thang bảng lương trong doanh nghiệp
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Tổng hợp các công việc về lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015