Thủ tục xin cấp giấy phép khai thác nước dưới đất

         Nước dưới đất là một loại tài nguyên nước đặc biệt và không phải nguồn tài sản thiên nhiên vô hạn. Do đó, các doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân trước khi đi vào hoạt động có nhu cầu khai thác nước dưới đất cần phải làm thủ tục xin cấp giấy phép khai thác nước dưới đất. Tư vấn Luật L&K với phương châm “Chuyên nghiệp, nhanh gọn, chính xác” là thước đo, “Thành công của khách hàng” là kết quả, sẽ tư vấn đến các bạn về vấn đề này.

Thủ tục xin cấp giấy phép khai thác nước dưới đất

Thủ tục xin cấp giấy phép khai thác nước dưới đất
Tư vấn Luật L&K. Hotline tư vấn: 0983.621.859

I/ Đối tượng phải xin giấy phép khai thác nước dưới đất:

          Theo quy định tại khoản 2 điều 52 Luật tài nguyên nước 2012, tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ một số trường hợp pháp luật quy định là không phải xin phép.

          Như vậy, tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nhu cầu khai thác sử dụng nước dưới đất thì đều phải xin giấy phép, trừ các trường hợp được pháp luật quy định không phải xin giấy phép (khoản 1 điều 44 Luật tài nguyên nước 2012, điều 16 nghị định 201/2013/NĐ-CP).

II/ Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước dưới đất:

          Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước dưới đất bao gồm:

a. Đơn đề nghị cấp giấy phép

b. Sơ đồ khu vực và vị trí khai thác nước dưới đất

c. Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200m3/ngày trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;

d. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

e. Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai tại nơi khai thác. Trường hợp đất tại nơi  khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận.

f. Mẫu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước ngầm ban hành theo quy định tại phụ lục Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ hồ sơ

III/ Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác nước dưới đất:

1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;

b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

2. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):

a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;

b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;

c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

Trên đây là những tư vấn của Tư vấn Luật L&K về thủ tục cấp giấy phép khai thác nước dưới đất.

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn, thắc mắc về các vấn đề liên quan đến luật pháp hãy nhấc máy và gọi đến cho chúng tôi:

Tư vấn Luật L&K – Điểm tựa pháp lý vững chắc của nhiều khách hàng

Địa chỉ : Phòng 1105, Tòa 15T, đường Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline  : 0983.621.859

Email: [email protected]

Chi nhánh: Luật sư Vinh Quang – Đoàn Luật Sư Thái Nguyên

Địa chỉ: Số 272 – Đường Phan Đình Phùng – Tp Thái Nguyên

Điện thoại: 091.663.2282 – 0934.666.282

Email  : [email protected]

 

Tin liên quan