Thẩm duyệt về PCCC cho cửa hàng dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

Hiện giờ rất nhiều công ty, tổ chức doanh nghiệp … trong hoạt động kinh doanh, xây dựng, vui chơi, giải trí …đã và đang còn nhiều vướng mắc trong các thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy có phức tạp và có mất nhiều thời gian hay không? Tư vấn Luật L&K xin tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001 và Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi ngày 22/11/2013;

– Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.

– Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.

– Thông tư số 150/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Thẩm duyệt về PCCC cho cửa hàng dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
                                                                   Thẩm duyệt về PCCC cho cửa hàng dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
  1. Hồ sơ gồm có

2.1. Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ chấp thuận địa điểm xây dựng:

– Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.

– Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);

– Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;

2.2. Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công:

– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về PC&CC

– Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư;

– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

– Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền ;

* Lưu ý: Hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo.

Ghi chú:

Việc phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

3. Điều kiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC

3.1. Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.

3.2. Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.

3.3. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

3.4. Lối thoát nạn (cửa, lối đi, hành lang, cầu thang thoát nạn), thiết bị chiếu sáng, thông gió hút khói, chỉ dẫn lối thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.

3.5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.

3.6. Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

3.7. Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

  1. Dịch vụ xin giấy phép đủ điều kiện PCCC.

4.1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng những vấn đề liên quan;

4.2. Tư vấn Luật L&K sẽ tiến hành soạn hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan ;

4.3. Thay mặt và đại diện cho Quý khách hàng tiến hành để nộp hồ sơ ;

4.4. Theo dõi, bổ sung hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho Quý khách hàng;

4.5. Nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy tại Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cho khách hàng;

4.6. Soạn thảo Đơn khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép (Nếu có);

Xem thêm >>> Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy ở đâu?

Tin liên quan