Quy định về thủ tục tự công bố rượu?
Pháp luật quy định thế nào về thủ tục tự công bố rượu? Tư vấn Luật L&K gửi tới Quý khách các thông tin về vấn đề đó qua bài viết sau đây.
Nội dung tham khảo thêm:
– Làm giấy phép phân phối rượu tại Tư vấn Luật L&K
– Quy trình xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công tại Tư vấn Luật L&K
– Dịch vụ làm Giấy phép bán lẻ rượu tại Tư vấn Luật L&K
1. Thủ tục tự công bố rượu được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm rượu
– Tổ chức, cá nhân cần thực hiện tự công bố rượu chuẩn bị mẫu sản phẩm (ít nhất 03 mẫu).
– Mang mẫu sản phẩm đến cơ quan có chức năng kiểm nghiệm để kiểm nghiệm. Các chỉ tiêu theo hướng dẫn của đơn vị kiểm nghiệm và theo tiêu chí được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật quốc gia về đồ uống có cồn.
– Thực hiện kiểm nghiệm và đóng phí kiểm nghiệm;
– Sau 10 ngày làm việc sẽ nhận được kết quả kiểm nghiệm đạt hoặc không đạt.
– Trường hợp có chỉ tiêu không đạt, phải thực hiện kiểm nghiệm lại chi tiêu đó đến khi đạt.
Bước 2: Xây dựng hồ sơ tự công bố rượu
Hồ sơ gồm có:
– Bản tự công bố sản phẩm rượu;
– Nhãn sản phẩm rượu;
– Giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch;
– Bản sao phiếu kiểm nghiệm kết quả sản phẩm rượu đạt yêu cầu đối với các chỉ tiêu.
Bước 3: Kiểm tra thông tin tự công bố
– Sau 03 – 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận sẽ đẩy thông tin tự công bố trên trang web của cơ quan tiếp nhận;
– Quý khách kiểm tra tình trạng sản phẩm đã được công bố;
– Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
Lưu ý:
– Ngoài ra Quý khách cần lưu giữ hồ sơ tự công bố để cung cấp cho các đơn vị mua sản phẩm rượu của mình để họ xin Giấy phép kinh doanh rượu.
– Định kỳ 12 tháng Quý khách cần thực hiện kiểm nghiệm lại sản phẩm rượu của mình;
– Trường hợp có các chỉ tiêu thay đổi, cần thực hiện thủ tục tự công bố lại sản phẩm.
2. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
3. Căn cứ pháp lý
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm.
– Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
– Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu.
![]() |
CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆPĐịa chỉ : Phòng 201, Tầng 2 Tòa B10B, đường Nguyễn Chánh, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại : 0369 131 905 Email: [email protected] Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! |
- Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép bán lẻ rượu
- Tư vấn và dịch vụ làm Giấy phép bán lẻ rượu ở Quận Bắc Từ Liêm
- Muốn làm Giấy phép bán lẻ rượu ở Quận Hai Bà Trưng cần điều kiện gì?
- Bạn cần biết khi xin Giấy phép bán lẻ rượu ở Quận Nam Từ Liêm
- Tư vấn và dịch vụ làm Giấy phép rượu tại Tư vấn Luật L&K
- Có giấy phép bán buôn rượu thì các thương nhân có quyền và nghĩa vụ gì?
- Tư vấn Giấy phép bán lẻ rượu quận Thanh Xuân
- Điều kiện phân phối rượu là gì?
- Bạn cần biết gì khi xin Giấy phép bán lẻ rượu tại Quận Hoàn Kiếm
- Xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu tại quận Hoàng Mai như thế nào?
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015