Quy định của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách thành viên của công ty cổ phần bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không. Từ cổ phần phát sinh quyền và nghĩa vụ của các cổ đông. Trong đó có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho chủ thể khác.

Hiểu đơn giản thì chuyển nhượng cổ phần là hành vi cổ đông làm thay đổi ( mua bán, biếu tặng, thừa kế…) số lượng cổ phần đang nắm giữ. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về vấn đề này? Tư vấn Luật L&K xin phân tích quy định của pháp luật hiện hành giúp bạn đọc tham khảo như sau :

Bài viết tham khảo thêm:

– Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại Hà Nội

– Tư vấn hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất năm 2019

1. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần  

a) Cổ phần phổ thông

Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014:

“Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.”

Như vậy các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần mình. Trừ quy định tại khoản 3 Điều 119: “ Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp GCNDKDN, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ”. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.  Trong 3 năm đầu thành lập, cổ đông sáng lập chỉ có thể chuyển nhượng cổ phần trong hai TH:

  • TH1: Chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng.
  • TH2: Không chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập. Phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông có dự định chuyển nhượng không được biểu quyết quyết định này.

Ngoài ra, sau 3 năm kể từ khi ngày công ty được cấp GCNDKDN, các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình theo quy định tại Điều lệ công ty.

b) Cổ phần ưu đãi

Căn cứ theo Điều 117, Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại có quyền tự do chuyển nhượng. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Theo khoản 3 Điều 116 quy định về cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết. “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”. Cổ phần ưu đãi biểu quyết có một vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi công ty cổ phần. Cổ đông có cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có số phiếu biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty nhiều hơn cổ đông nắm cổ phần khác. Vì vậy, cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có tổ chức Chính phủ; cổ đông sáng lập có quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Và để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, quản lý của công ty thì cổ phần này không được chuyển nhượng.

2. Hình thức chuyển nhượng

Hình thc chuyn nhượng thông qua hợp đồng:

Đây được xem như một hợp đồng dân sự mua bán giữa bên chuyển nhượng (bên bán) và bên nhận chuyển nhượng (bên mua). Hai bên có thể thỏa thuận về giá chuyển nhượng, số cổ phần chuyển nhượng, cách thức thanh toán… Hợp đồng được lập bằng văn bản và phải có chữ ký của cả hai bên hoặc do người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Ngoài hoạt động mua bán thì còn hình thức khác để chuyển nhượng như thừa kế, tặng cho hoặc trả nợ ,…

Thủ tục: gồm 6 bước

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ chuyển nhượng

Bước 3: Thu phí và cấp giấy xác nhận

Bước 4: Lập phiếu hẹn cấp/ trả sổ cổ đông

Bước 5: In sổ cổ đông

Bước 6: Cấp/trả Sổ cổ đông

Hình thc chuyn nhượng thông qua sàn giao dch chng khoán:

Cổ đông thông qua doanh nghiệp phát hành chứng khoán đăng ký với UBCK nhà nước để chào bán cổ phần ra thị trường.

Nhà đầu tư phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Sau khi mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán, các chủ thể sẽ thông qua đó để thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần của mình. Công ty chứng khoán sẽ nhận lệnh của các chủ thể tài khoản và thực hiện các giao dịch đó trên sàn chứng khoán. Người mua sẽ ký hợp đồng mua cổ phiếu với công ty chứng khoán, còn công ty chứng khoán sẽ ký hợp đồng mua chứng khoán với người bán cổ phiếu. Mức giá mua bán, số lượng sẽ do người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau. Thủ tục  sau khi sự thỏa thuận sẽ do công ty chứng khoán thực hiện như giao dịch trên sở giao dịch.

3. Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần

Quyền chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần có bị hạn chế ở 3 trường hợp:

  • Hạn chế đối với cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong 3 năm đầu thành lập. Hạn chế này nhằm ràng buộc; đề cao trách nhiệm của cổ đông sáng lập trong giai đoạn thành lập công ty. Ngoài ra, nó còn ngăn chặn tình trạng thành lập công ty với để lừa đảo. Chiếm đoạt vốn của những người góp vốn mua cổ phần. Sau đó bán cổ phần đi và để mặc không ai quản lý công ty.
  • Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết. Vì cổ phần này có vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Quyền chuyển nhượng có thể bị hạn chế theo Điều lệ công ty.

Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bao gồm:

– Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;

– Quyết định họp Đại hội đồng cổ đông; Thông báo về việc chuyển nhượng của cổ đông sáng lập;

– Danh sách cổ đông mới của công ty;

– Hợp đồng chuyển nhượng của cổ đông sáng lập;

– Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

– Giấy tờ chứng thực của các cổ đông mới.

Hồ sơ lưu nội bộ tại công ty và giao cho cổ đông giữ 01 bản.

Những vấn đề cần lưu ý:

– Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi thông tin của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào Sổ đăng ký cổ đông.

– Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua được ghi đúng; ghi đủ vào Sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.

Ngoài ra, Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp sẽ giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng khi có nhu cầu tư vấn về công ty cổ phần tại Việt Nam. Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. Mọi sự thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi.

CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Địa chỉ : 311 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại : 0983.621.859     Email: [email protected]

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Tin liên quan